Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
No Result
View All Result
Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
Trang chủ Kỳ thi THPT

Vì sao điểm thi môn Sử thấp kỷ lục

Học lệch, chọn môn thi để xét tuyển tốt nghiệp, môn sử kém hấp dẫn… là những góc nhìn lý giải cho việc điểm thi môn sử rất thấp trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

11/07/2018
Vì sao điểm thi môn Sử thấp kỷ lục
Chia sẻ trên FacebookTweet trên TwitterChia sẻ trên Google

Có thể bạnquan tâm

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

Theo số liệu thống kê mới đây của TPHCM về điểm thi các môn kì thi THPT quốc gia 2018, có đến gần 81% thí sinh có điểm môn Sử dưới trung bình.

Ảnh:internet

Tại TP.HCM, 28.000 thí sinh dự thi môn Sử THPT quốc gia, có 80,9 % bài có điểm dưới trung bình; 19,1% học sinh đạt điểm trên trung bình. Số thí sinh đạt điểm giỏi (từ 8 trở lên) là 0,36%. Môn này không có điểm 10; duy nhất một thí sinh đạt 9,75 điểm. Đây được đánh giá là con số thấp kỉ lục về điểm thi môn Sử tại TPHCM trong những năm gần đây.

Gần 90% thí sinh Đà Nẵng dưới trung bình môn sử thi THPT quốc gia.

Tại Đồng Nai, môn Lịch Sử chỉ có 12,76% thí sinh trên 5 và 87,24% thí sinh bị điểm dưới 5 và có tới 180 thí sinh nhận điểm dưới 1. Môn này chỉ có 9 bài từ 9 điểm trở lên, trong đó có một bài đạt từ 9,5.

Quảng Trị cũng có 83% thí sinh điểm dưới 5 môn Lịch sử (4328 thí sinh). Tại Phú Thọ cũng chỉ có 20,36% thí sinh được điểm trên 5 môn này.

Học lệch vì… thị trường lao động

Thầy Trần Trung Hiếu –giáo viên sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, chia sẻ: “Điểm thi dưới trung bình với môn sử quá nhiều là một kết quả đáng buồn nhưng tôi không bất ngờ. Đây là một kết quả phải nói là rất tệ, là vấn đề đáng suy nghĩ. Nguyên nhân chính nhất vẫn xuất phát từ xu hướng học thực dụng.

Học sinh hiện tại thường rất “nhạt” với các môn KHXH, nhưng cũng khó trách học trò vì xu hướng sau khi tốt nghiệp ĐH, các ngành khối KHTN dễ tìm được việc làm, có thu nhập cao hơn.

Từ tư duy đó, khả năng tính toán để chọn thi sử với mục đích gì, nhất là chỉ chọn môn sử để xét tốt nghiệp nên các em chủ quan học và làm bài thi, chỉ cần vượt qua điểm “tử” (1 điểm – PV) nên điểm quá thấp là điều không khó hiểu”.

Thầy Lê Văn Phương – Trường THPT chuyên Lê Khiết, tỉnh Quảng Ngãi, cũng cho biết: “Trường tôi toàn khối gần 400 em nhưng chỉ hơn 20 em chọn môn sử để xét tuyển ĐH. Để đủ điều kiện xét công nhận tốt nghiệp thì mã đề nào của môn sử cũng vậy, trong 10 câu đầu (mỗi câu 0,25 điểm) sử dụng kiến thức nhận biết bình thường là đã đủ điểm đậu tốt nghiệp.

Các câu về sau khó và để làm được không phải chỉ học thuộc, mà còn tư duy lập luận khái quát, hiểu cả một vấn đề lịch sử, mà kỹ năng này thường các em chuyên sâu chọn làm môn xét tuyển ĐH mới đầu tư học.

Vì thế, không chỉ ở TP.HCM mà bất kỳ tỉnh thành nào có công bố điểm sử, tôi cũng không bất ngờ việc nhiều điểm thấp”.

“Nhìn điểm môn sử ở TP.HCM, tôi thấy không bất ngờ và nói lên thực tế môn sử luôn là “món nhạt” của học sinh. Ở Bình Định cũng vậy, những năm chúng tôi đi tuyển sinh rất ít em chọn môn sử để thi ĐH, con số này lại ngày càng giảm như ở khoa chúng tôi.

Chưa kể 2 năm trở lại đây Bộ GD-ĐT không còn cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nên cơ hội để các em muốn sau ra trường sẽ đi dạy môn sử nếu không trúng tuyển sư phạm sẽ không còn nữa.

Khi các em chọn môn sử như là điều kiện để có tấm bằng tốt nghiệp THPT tất sẽ có việc học lớt phớt”, PGS.TS Trần Quốc Tuấn – trưởng khoa sử Trường đại học Quy Nhơn, ngao ngán.

Nhà trường cũng cần xem lại

Có ý kiến cho rằng với phương thức thi “2 trong 1”, học sinh chỉ tập trung học các môn dùng xét tuyển vào ĐH, các môn khác thi miễn sao đừng điểm liệt là được. Năm học lớp 12, nếu dạy – học nghiêm túc, kiểm tra đánh giá trung thực, học sinh trung bình hoàn toàn có thể đạt điểm 5.

Thái độ học tập của học sinh là kết quả của nhiều yếu tố, nhưng trong đó sự làm việc của thầy cô là yếu tố cốt lõi. Trước đổi mới, cùng với đổi mới (phương pháp dạy học) là phải rèn thái độ học tập. Để có kết quả đó, phải rèn thái độ làm việc của thầy cô, cách thức quản lý của ban giám hiệu, của tổ (nhóm) chuyên môn.

Quản lý nhà trường chạy theo thành tích (theo tỉ lệ học sinh được xét tuyển vào ĐH – với trường chất lượng, nhẹ nhàng đánh giá học sinh – với trường chất lượng thấp), có “nhẹ” với các môn học sinh chỉ dùng để xét tốt nghiệp, thầy cô bộ môn biết học sinh học lệch nhưng… chấp nhận để “tạo điều kiện cho học sinh ôn thi ĐH”, điểm thi quá thấp như một hệ quả mà tác giả – tại ả hay tại anh?

Vì thế, khi thí sinh có điểm thấp như môn sử, cần làm rõ trong số ấy gồm những học sinh thuộc nhóm nào? Học sinh yếu được nhà trường định hướng chọn bài thi tổ hợp KHXH (1); chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp (2); học lệch (3); học sinh các trường chất lượng thấp, các trung tâm GDTX (4).

Nhìn chung các nhóm này, các môn thi đều có kết quả thấp, không cứ gì môn lịch sử. Tuy nhiên ở các nhóm (1), (2), (3), do định hướng lệch chuẩn, dạy và học theo kiểu “mì ăn liền”, nhồi nhét trước mỗi kỳ thi, học sinh mất hết hứng thú, thực trạng đó mà điểm thi cao thì mới lạ!

Đành rằng việc học là để vượt qua kỳ thi, luôn cần sự đầu tư các môn trọng tâm, nhưng điều đó không có nghĩa chỉ học để đi thi, rồi buông bỏ các môn “không trọng tâm”.

Cách nghĩ và cách học ấy là do ai? Phải chăng do thầy cô dễ dàng chấp nhận? Quản lý của ban giám hiệu thiếu sâu sát, chạy theo nguyện vọng của học sinh để thu hút học sinh đầu vào?

Cách dạy – học chưa hấp dẫn

Tôi đã có ba năm thử nghiệm kể chuyện lịch sử trên trang Facebook cá nhân và nhận kết quả bất ngờ để rồi tôi kết luận: phương pháp dạy sử có vấn đề.

Cụ thể, giáo trình quá thiên lệch về lịch sử hiện đại. Các tiết lịch sử cũng nặng về số liệu thống kê nên mỗi tiết lịch sử như một cực hình thật sự. Học sinh cần cảm nhận được những tháng ngày quá khứ qua những câu chuyện dễ hiểu, chứ không phải nhồi nhét số liệu.

Tại sao không thử một phương pháp dạy mới hơn là để học sinh tự tư duy? Từ một gợi ý, có thể dẫn đến nhiều hướng tư duy khác nhau, kích thích hứng thú tìm hiểu, từ đó rút ra bài học cho bản thân, thay vì ép học sinh phải học thuộc lòng theo sách giáo khoa để rồi môn học này trở nên khô khan khi lẽ ra nó truyền tải niềm yêu thích.

Một người bạn của tôi có chia sẻ trên trang cá nhân: chúng ta chú trọng quá nhiều vào nhân vật lịch sử mà hoàn toàn bỏ qua bối cảnh văn hóa xã hội, như thể chúng ta không có hứng thú, không quan tâm.

Ví dụ nói về Nguyễn Huệ, chúng ta có thể thuộc lòng xuất thân của ông nhưng có mấy ai biết kinh tế thời Tây Sơn thế nào, dựa chủ yếu vào gì, sản phẩm nào được xuất khẩu chủ yếu, có những khác biệt tư duy thế nào với người triều đại trước và sau này…?

Cho nên tôi thấy buồn khi một đất nước có chiều dài lịch sử như VN, có tiềm năng trở thành một cường quốc văn hóa, nhưng chúng ta lại không chịu thay đổi cách dạy và học sử.

Tags: điểm chuẩnđiểm thiKỳ thi THPT 2018Môn Sử

Bài viết liên quan

Ba đại học tại TP HCM xét tuyển bổ sung
Kỳ thi THPT

Ba đại học tại TP HCM xét tuyển bổ sung

01/09/2019
Những trường có điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin trên 22
Kỳ thi THPT

Những trường có điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin trên 22

13/08/2019
Top 8 đại học có điểm chuẩn ngành Sư phạm Toán cao nhất
Kỳ thi THPT

Top 8 đại học có điểm chuẩn ngành Sư phạm Toán cao nhất

13/08/2019
Những đại học có điểm chuẩn ngành Sư phạm Toán cao nhất
Kỳ thi THPT

Những đại học có điểm chuẩn ngành Sư phạm Toán cao nhất

12/08/2019
Hai đại học nâng điểm để đánh rớt thí sinh
Kỳ thi THPT

Hai đại học nâng điểm để đánh rớt thí sinh

11/08/2019
10 đại học có điểm chuẩn ngành Y khoa cao nhất
Kỳ thi THPT

10 đại học có điểm chuẩn ngành Y khoa cao nhất

11/08/2019
Bài tiếp theo
Thí sinh được thử điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trực tuyến trong 3 ngày

Cập nhật Link tra cứu điểm thi của từng cụm thi trên cả nước 2018

Phổ điểm thi THPT quốc gia 2018 thấp kỷ lục trong 3 năm gần đây

Phổ điểm thi THPT quốc gia 2018 thấp kỷ lục trong 3 năm gần đây

  • Xem nhiều
  • Bình luận
  • Mới nhất
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

02/08/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

23/06/2018
Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

30/07/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

23/06/2018
đề thi môn ngữ văn thpt 2018

Đáp án đề thi Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2018

Sai lầm thường gặp và cách tránh bẫy trong bài thi trắc nghiệm Vật lý

[Tổng Hợp] Đáp án tham khảo 24 mã đề Toán THPT Quốc Gia 2018

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

09/12/2021
NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

29/10/2021
NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

07/10/2021
Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

06/10/2021

Tìm theo tag

bí quyết đạt điểm caochấm thidu họcdu học Australiadu học CanadaDu học Mỹdu học sinhdu học Đứcgian lận thi cửhà nộiHọc bổnghọc phíhọc sinhkinh nghiệm du họckỳ thi lớp 10Kỳ thi THPT 2018kỳ thi THPT quốc gialưu ýTAGthi THPT quốc giathi THPT quốc gia 2019thi THPT quốc gia năm 2019thi vào lớp 10thi đại họcthí sinhTP HCMtuyen sinhTuyển sinh 2018tuyển sinh 2019tuyển sinh lớp 10tuyển sinh đại họctuyển sinh đại học 2019tuyển sinh đại học năm 2019xét tuyểnĐiểm chuẩn 2018điều chỉnh nguyện vọngđiểm chuẩnđiểm sànđiểm sàn xét tuyểnđiểm thiđiểm thi THPT quốc giađáp ánđại họcđề thiđề thi trắc nghiệm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu Vietego
  • Xem điểm thi
  • Liên hệ
Liên hệ quảng cáo 0915116244

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Thông tin hỗ trợ
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.