Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
No Result
View All Result
Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
Trang chủ Kỳ thi Lớp 10

Thi THPT quốc gia 2019 – chặng đầu thành công

28/06/2019
Thi THPT quốc gia 2019 – chặng đầu thành công
Chia sẻ trên FacebookTweet trên Twitter

Có thể bạnquan tâm

Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên tuyển 540 học sinh

Trút ‘gánh nặng’ vì bỏ một bài thi vào lớp 10

Tuyển sinh lớp 10: Học đến đâu, thi đến đó

Khâu ra đề, tổ chức thi ở các địa phương được giáo viên, phụ huynh và thí sinh đánh giá tốt, riêng người coi thi chịu nhiều áp lực.

Sáng 27/6, kỳ thi THPT quốc gia 2019 kết thúc với 5 bài thi lần lượt Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ và Khoa học xã hội. Đề thi được thí sinh, phụ huynh và cả xã hội quan tâm, bởi lo ngại lặp lại tình trạng như năm 2017 đề dễ dẫn đến “mưa điểm 10“, thí sinh 30 điểm vẫn trượt đại học; hay như năm 2018 đề quá khó, nhất là môn Toán, khiến cả giảng viên đại học đau đầu.

Từ góc độ thí sinh, Anh Hào (trường THPT Dầu Giây, Đồng Nai) đánh giá hầu hết môn thi bám sát đề tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên không bất ngờ. Số lượng câu dễ ở mỗi đề chiếm 60-70%, còn lại khó dần để phân hóa thí sinh. “Đề nhìn chung dễ thở hơn năm ngoái, đặc biệt là Toán và các môn tự nhiên. Cấu trúc đề quen thuộc, nếu thí sinh học bài bám sát kiến thức sách giáo khoa thì làm được”, Hào nói.

Lựa chọn thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), thí sinh Bùi Viết Trung (cựu học sinh THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội) tự tin với tất cả bài thi của mình do đã ôn luyện từ năm lớp 11. “Đề năm ngoái tương đối khó nên trước khi thi em rất lo lắng, sợ sẽ không làm được bài. May mắn đề năm nay dễ hơn, đều là kiến thức em được ôn tập kỹ”, Trung nói.

Thí sinh điểm thi THPT Ngô Quyền, Đồng Nai, cười thoải mái sau khi thi môn Văn. Ảnh: Phước Tuấn

Thí sinh điểm thi THPT Ngô Quyền, Đồng Nai, cười thoải mái sau khi thi môn Văn. Ảnh: Phước Tuấn

Theo sát đề thi THPT quốc gia mấy năm qua, TS Nguyễn Sơn Hà, trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, nhận xét 90% câu hỏi đề Toán kiểm tra kiến thức lớp 12, học sinh chăm chỉ tự học và thực hiện đúng những quy trình quen thuộc có thể làm được 34 câu đầu tiên. Từ câu 35 trở đi bắt đầu khó, từ câu 41 đến câu 50 phải vận dụng kiến thức rất linh hoạt mới giải quyết được. Đây là những câu phân loại tốt, đảm bảo mục đích xét tuyển đại học.

Điểm hạn chế của đề thi được thầy Hà chỉ ra là thiên về tập trung đánh giá năng lực tư duy, lập luận toán học và giải quyết vấn đề toán học, chỉ có một câu liên hệ thực tế. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của năm tới, khi những bài thực tế ít được chú trọng thì kiến thức toán học bị giảm đi tính ứng dụng, đặc biệt ít tạo cơ hội để học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học.

Đánh giá về đề Hóa học, thạc sĩ Phạm Hồng Hải, trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng đề chủ yếu thuộc nội dung kiến thức lớp 12 (36 câu hỏi chiếm 90%), phần kiến thức lớp 11 (4 câu hỏi) chiếm 10%. Để đạt 5-6 điểm, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức sách giáo khoa, tập trung làm tốt câu hỏi lý thuyết; để đạt 9-10 điểm cần nắm thật vững lý thuyết, vận dụng linh hoạt kiến thức hóa học trong giải quyết tình huống.

Về tính đổi mới, đề Hóa năm nay có một số câu lạ, mới, có yếu tố thực hành, thực nghiệm đòi hỏi học sinh phải có kiến thức thực tiễn thì mới xử lý được. Thầy Hải cho rằng đề thi nên dần chuyển hướng những bài toán tính toán phức tạp không có ứng dụng thực tế, bài toán không có bản chất gì của hóa học sang dạng bài không quá lắt léo nhưng lại có kiến thức hóa học, áp dụng được trong thực tế để học sinh và giáo viên hứng thú hơn trong học và dạy.

Với các môn Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học…, đa số giáo viên cho rằng thí sinh dễ kiếm điểm trung bình để xét tốt nghiệp do 60% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, còn lại là mức độ vận dụng và vận dụng cao dành cho thí sinh xét tuyển đại học. Điều này phù hợp với khẳng định của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ – mục tiêu chính của kỳ thi THPT quốc gia là xét tốt nghiệp.

Thí sinh đánh giá đề và khâu tổ chức thi THPT quốc gia

https://s.vnecdn.net/video/flash/vneplayer.swf
Thí sinh đánh giá đề và khâu tổ chức thi THPT quốc gia

Thí sinh đánh giá khâu ra đề và tổ chức thi THPT quốc gia 2019.

Thi nghiêm túc, cán bộ coi thi áp lực

Từng đưa con đi thi ba lần, từ kỳ thi đại học tới thi THPT quốc gia, ông Nguyễn Văn Tuấn (quận Tân Bình, TP HCM) nói “không thể phủ nhận kỳ thi quốc gia mỗi lúc tốt hơn”. Gánh nặng cho xã hội, gia đình và thí sinh mỗi lúc nhẹ hơn, việc thi cử như đi kiểm tra cuối kỳ, học sinh thi ngay gần nhà.

Có con dự thi ở điểm trường THCS Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), bà Vũ Phương Thảo (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đánh giá công tổ chức thi THPT ở điểm thi của con nghiêm ngặt. Hết giờ thi, thí sinh được yêu cầu ở lại để giám thị rà soát mọi thủ tục, tránh sai sót. “Phải đợi con thêm 20 phút cũng sốt ruột, nhưng việc này đảm bảo an toàn cho phần thi của các cháu nên tôi ủng hộ”, bà nói.

Phụ huynh muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo duy trì kỳ thi 'nhẹ nhàng'

https://s.vnecdn.net/video/flash/vneplayer.swf
Phụ huynh muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo duy trì kỳ thi ‘nhẹ nhàng’

Phụ huynh nhận xét về kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Là ủy viên Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tại cụm thi số 44 Bình Thuận, thạc sĩ Phạm Thái Sơn (Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM) nhận xét kỳ thi diễn ra yên ả, công tác chuẩn bị được làm kỹ nên không có sự cố nào. Tuy nhiên, để có được sự suôn sẻ này, cán bộ làm công tác thi (ban chỉ đạo, thanh tra, giám sát, giám thị) rất áp lực.

Thầy Sơn lý giải, một phần do dư âm của sự cố gian lận điểm thi năm 2018 nên các cán bộ coi thi bị sức ép tâm lý. Thêm nữa, các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu tối đa khả năng tiêu cực đã làm cho kỳ thi có cảm giác căng thẳng hơn. “Để giảm thiểu sai sót, ta lại phải siết chặt lại quy trình, nhưng càng siết, càng làm tăng áp lực cho kỳ thi. Cứ xem cách tổ chức thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia hay các kỳ thi ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế thì thấy đâu cần thiết phải áp lực cho cả hệ thống giáo dục như vậy”, thầy Sơn nói.

Muốn kỳ thi với quy mô quốc gia thành công cần yếu tố quy trình tốt và con người nhuần nhuyễn, trong đó con người là quyết định. Song, với một kỳ thi quy mô lớn khó đòi hỏi tất cả đội ngũ làm việc nhuần nhuyễn. Chính điều này làm những người “đứng mũi chịu sào” chịu áp lực rất lớn, bởi một sai sót nhỏ của cán bộ do mình phụ trách với bất cứ lý do gì thì họ cũng phải chịu trách nhiệm. “Điểm thi nào có xảy ra sự cố là lãnh đạo mất ăn mất ngủ”, ông Sơn chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du, TP HCM, chia sẻ tuần qua gần như mất ngủ vì kỳ thi. Không riêng gì ông với trách nhiệm trưởng điểm thi, nhiều giáo viên đi coi thi thức dậy từ 4h để chuẩn bị, không kịp ăn sáng. “Với mục tiêu tổ chức kỳ thi trung thực, chống gian lận triệt để, những người làm thi luôn phải căng mình”, ông Phú nói.

Hiệu trưởng Phú kiến nghị cần xem xét nên tiếp tục duy trì kỳ thi THPT quốc gia hay trả việc công nhận tốt nghiệp về cho địa phương. Để đánh trượt tốt nghiệp vài phần trăm thí sinh và chống lại những thế lực gian lận không nên tốn quá nhiều công sức như vậy.

Tại cuộc họp báo chiều qua, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đánh giá kỳ thi diễn ra “an toàn, nghiêm túc, nhẹ nhàng”. Kỷ cương trường thi được tăng cường, kỷ luật phòng thi được duy trì nghiêm. Một số hiện tượng vi phạm quy chế thi được phát hiện và xử lý kịp thời, đảm bảo tính nghiêm minh của kỳ thi.

Trông đợi “hậu kỳ” nghiêm túc

Ủng hộ kỳ thi THPT khi kế thừa được những điểm tích cực, mục tiêu nhằm giảm tải cho cả xã hội, song ông Thanh Tâm (ngụ huyện Thống Nhất, Đồng Nai) rất lo lắng khâu hậu kỳ, sau hàng loạt tiêu cực bị phanh phui năm 2018 ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. “Bộ Giáo dục và Đào tạo mới qua được nửa chặng đường, còn nửa chặng nữa mong rằng mọi thứ tốt đẹp”, ông nói.

Phụ huynh Thanh Tâm (ngụ huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Ảnh: Phước Tuấn.

Phụ huynh Thanh Tâm (ngụ huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Ảnh:Phước Tuấn.

Cùng suy nghĩ này, bà Nguyễn Thị Thơm (ngụ thành phố Biên Hòa) hy vọng năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ giám sát chặt chẽ hơn công tác chấm thi để không còn tình trạng tiêu cực. “Làm không nghiêm túc sẽ khiến nhiều thí sinh rớt đại học oan, ảnh hưởng tâm lý của thí sinh sau này và uy tín của kỳ thi trong tương lai”, bà Thơm nói.

Một số phụ huynh khác lại mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo cải tổ hình thức thi các môn tổ hợp. Việc làm một bài thi với ba môn cùng lúc là rất nặng với thí sinh. “Dù chỉ là 50 phút nhưng nó cũng là bài thi độc lập, các cháu vẫn phải ôn tập từ lớp 11 tới lớp 12, vất vả không thua gì”, bà Trịnh Thị Sương (quận 3, TP HCM) nêu ý kiến và cho rằng, cần giãn cách thời gian thi các môn này.

Về phía thí sinh, nhiều em mong Bộ ra đề đồng đều về độ khó dễ, tính phân hóa giữa các bài thi. Bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên được cho là khó hơn bài thi Khoa học xã hội. “Điều này sẽ gây chút bất công với việc xét tuyển giữa các bạn chọn tổ hợp khác nhau”, Phạm Hoàng Nam (quận Tân Phú, TP HCM) góp ý.

Một số sai sót như phát nhầm đề thi, in sao thiếu mã đề khiến nhiều điểm thi bắt đầu muộn so với quy định cũng được thí sinh nhắc đến và mong không tái diễn trong kỳ thi năm 2020.

Năm 2019, hơn 887.100 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia, tỷ lệ dự thi trên 99%. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh THPT phải dự thi bốn bài, trong đó ba bài độc lập, bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài do thí sinh tự chọn trong số hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Thí sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT dự thi ba bài, gồm Toán, Ngữ văn và một bài tự chọn trong hai bài thi tổ hợp. Trừ Ngữ văn, các môn còn lại đều thi trắc nghiệm.

Trong ba ngày diễn ra kỳ thi (25-27/6), sáu cán bộ coi thi và 79 thí sinh vi phạm quy chế, trong đó 72 trường hợp bị đình chỉ thi do mang tài liệu và điện thoại vào phòng, ba em bị cảnh cáo, bốn em bị khiển trách. Sáu cán bộ coi thi đều bị đình chỉ nhiệm vụ coi thi.

Mạnh Tùng – Phước Tuấn – Như Quỳnh – Tú Anh

Tags: chấm điểmphụ huynhsĩ tửthi THPT quốc gia 2019

Bài viết liên quan

Giáo dục New Zealand trong mắt phụ huynh Việt
Du học

Giáo dục New Zealand trong mắt phụ huynh Việt

28/02/2020
Lớp học ở miền núi Hà Tĩnh có 100% học sinh đỗ đại học
Kỳ thi THPT

Lớp học ở miền núi Hà Tĩnh có 100% học sinh đỗ đại học

18/08/2019
Bốn loại đại học Mỹ khiến phụ huynh Việt dễ bị nhầm lẫn
Du học

Bốn loại đại học Mỹ khiến phụ huynh Việt dễ bị nhầm lẫn

24/07/2019
Những lý do khiến điểm liệt môn Ngữ văn tăng
Kỳ thi Lớp 10

Những lý do khiến điểm liệt môn Ngữ văn tăng

22/07/2019
Lớp học 100% học sinh dân tộc đạt 21,5 điểm khối C trở lên
Kỳ thi THPT

Lớp học 100% học sinh dân tộc đạt 21,5 điểm khối C trở lên

22/07/2019
Một lớp có hai thủ khoa toàn quốc
Kỳ thi THPT

Một lớp có hai thủ khoa toàn quốc

16/07/2019
Bài tiếp theo
Địa phương lắp camera, thiết bị phá sóng tại khu vực chấm thi

Địa phương lắp camera, thiết bị phá sóng tại khu vực chấm thi

Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên)

Chi tiết thông tin tuyển thẳng, xét học bạ vào ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) năm 2019

  • Xem nhiều
  • Bình luận
  • Mới nhất
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

02/08/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

23/06/2018
Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

30/07/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

23/06/2018
đề thi môn ngữ văn thpt 2018

Đáp án đề thi Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2018

Sai lầm thường gặp và cách tránh bẫy trong bài thi trắc nghiệm Vật lý

[Tổng Hợp] Đáp án tham khảo 24 mã đề Toán THPT Quốc Gia 2018

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

09/12/2021
NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

29/10/2021
NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

07/10/2021
Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

06/10/2021

Tìm theo tag

bí quyết đạt điểm caochấm thidu họcdu học Australiadu học CanadaDu học Mỹdu học sinhdu học Đứcgian lận thi cửhà nộiHọc bổnghọc phíhọc sinhkinh nghiệm du họckỳ thi lớp 10Kỳ thi THPT 2018kỳ thi THPT quốc gialưu ýTAGthi THPT quốc giathi THPT quốc gia 2019thi THPT quốc gia năm 2019thi vào lớp 10thi đại họcthí sinhTP HCMtuyen sinhTuyển sinh 2018tuyển sinh 2019tuyển sinh lớp 10tuyển sinh đại họctuyển sinh đại học 2019tuyển sinh đại học năm 2019xét tuyểnĐiểm chuẩn 2018điều chỉnh nguyện vọngđiểm chuẩnđiểm sànđiểm sàn xét tuyểnđiểm thiđiểm thi THPT quốc giađáp ánđại họcđề thiđề thi trắc nghiệm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu Vietego
  • Xem điểm thi
  • Liên hệ
Liên hệ quảng cáo 0915116244

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Thông tin hỗ trợ
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.