Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
No Result
View All Result
Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
Trang chủ Hướng nghiệp

Sinh Viên cứ đỗ ĐH là có thể nhận bằng tốt nghiệp

11/08/2018
Sinh Viên cứ đỗ ĐH là có thể nhận bằng tốt nghiệp

mất bằng cấp 3 đi xklđ nhật bản được không

Chia sẻ trên FacebookTweet trên TwitterChia sẻ trên Google

Có thể bạnquan tâm

7 lý do tân sinh viên học tiếng Anh càng sớm càng tốt

Tản mạn về nghề Sales: Sự thật không phải ai cũng biết

Logistics – Tất Tần Tật Về Chuyên Ngành Logistics Và Cơ Hội Nghề Nghiệp

“Không có chuyện SV cứ thi đỗ vào ĐH là có thể cầm chắc tấm bằng tốt nghiệp, ngay cả ở trường ngoài công lập cũng vậy” – Đó là chia sẻ của TS Phan Thị Thanh Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Đô.

Xây dựng chuẩn đầu ra là đúng đắn

Có ý kiến cho rằng, hiện nay, hầu như SV cứ vào ĐH là có thể nhận bằng tốt nghiệp. GD ĐH “siết” đầu vào, nhưng vẫn “thả” đầu ra. Từ thực tế quản lý cơ sở GD ĐH, bà thấy điều này có đúng không?

Siết chặt đầu vào ĐH, HS phải miệt mài học tập mới mong thi đỗ vào trường ĐH. Như vậy, những em đỗ ĐH phần lớn phải có lực học từ khá trở lên. Nhưng đỗ rồi, không ít em lại cho phép mình thả lỏng, nghỉ ngơi, chểnh mảng học hành, có tâm lý “trước sau chẳng tốt nghiệp” nên xả hơi và buông xuôi.

Thực tế để đảm bảo chất lượng GD, các trường ĐH hiện nay đều đã xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo. Sau mỗi học kỳ, các trường ĐH thường đưa ra cảnh báo học vụ hoặc buộc thôi học những SV có kết quả học tập kém. Theo tôi, việc đẩy mạnh công tác sàng lọc trong quá trình đào tạo là cách làm phù hợp. Nó giúp SV hiểu rằng việc học ĐH không đơn giản như ở phổ thông, phải chủ động hơn trong quá trình học tập của mình.

Việc Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường khắt khe hơn khi xây dựng chuẩn đầu ra đang tạo nên những thay đổi trong nhận thức của người học ra sao?

Tôi cho rằng, việc Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường khắt khe hơn khi xây dựng chuẩn đầu ra là chỉ đạo đúng đắn. Bản chất của ĐH là tự học, tự sắp xếp thời gian cho mình. Người học cần thay đổi nhận thức của mình, chủ động trong việc quyết định và tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, không ai gò ép.

Môi trường học ĐH tự do, không có cảnh thầy cô theo dõi, kèm cặp nhắc nhở các em học bài như trước, cũng không có việc điểm danh, kiểm tra bài cũ như thời phổ thông.

Kiến thức có được là sự lắng nghe, chắt lọc từ những bài

giảng, là cả một quá trình tự học của bản thân… Ý thức của bản thân sẽ là yếu tố quyết định nhất với năng lực học tập của từng em.

Thế nên, không ít HS thoát khỏi sự kìm cặp của ba mẹ nên tự do thoải mái thích học thì học, thích chơi thì chơi rồi trượt dài không thể dừng lại được.

Kiên quyết trong sàng lọc

Có ý kiến nhận định việc sàng lọc trong quá trình đào tạo với những trường top đầu khá tốt, nhưng ở những trường top dưới và trường ngoài công lập lại có vấn đề. Bà có nhận xét gì về điều này?

Theo tôi, ở bậc ĐH, quan trọng nhất là quá trình học chứ không phải chất lượng đầu vào. Thực tế tuyển sinh cho thấy, đa số SV vào Trường ĐH Thành Đô có chất lượng đầu vào không cao so với nhiều trường khác. Tuy nhiên, nhà trường cũng phải tuân theo quy luật đào thải, áp dụng với những SV có kết quả học tập yếu kém. Nhà trường kiên quyết trong việc sàng lọc và đào thải những SV không đủ năng lực, ý thức học.

Việc này nên được nhìn nhận ở góc độ tích cực, bởi sẽ nguy hiểm nếu để SV cứ vào được là ra được, ảnh hưởng chất lượng đào tạo và trình độ của người tốt nghiệp. Tôi cho rằng việc mạnh tay đuổi SV yếu kém, nhìn từ góc độ nào đó lại có lợi cho chính người học.

“Ngoài hình thức cảnh báo học tập đối với những SV có kết quả học tập yếu kém, nhà trường cũng kiên quyết xử lý những trường hợp học hộ, thi hộ. Mới gần đây nhất, chúng tôi đã xử lý bằng hình thức đình chỉ học tập 1 năm với gần 10 SV học hộ, thi hộ”.
TS Phan Thị Thanh Thảo

Bà nghĩ sao về quan điểm cho rằng: GD ĐH Việt Nam phải hướng đến tương lai đầu vào có thể rộng, nhưng đầu ra phải hết sức chặt chẽ. Muốn thế kiểm định GD phải được coi là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo đảm chất lượng GD?

Siết chặt đầu ra ĐH sẽ buộc người học muốn ra trường phải lăn vào học hỏi, tìm tòi, tích lũy kiến thức, chuyên môn. Bù lại, chúng ta sẽ nâng chất lượng đào tạo, SV ra trường vừa có kiến thức, vừa vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.

Tuy nhiên, hiện nay trên cả nước tỷ lệ số lượng trung tâm kiểm định chất lượng GD so với các trường rất thấp. Việc kiểm tra chất lượng đang rơi vào tình trạng quá tải đáng báo động. Hầu như việc đánh giá chất lượng của các trường hiện nay còn khá thô sơ, lực lượng kiểm định quá mỏng, gây ra nhiều bất cập, lúng túng. Đặc biệt các quy định còn rườm rà, dẫn tới kết quả không chính xác nhanh chóng.

Theo, giaoducthoidai.

Tags: bằng tốt nghiệpchất lượng GDĐỗ ĐH

Bài viết liên quan

Tin giáo dục khác

Thừa Thiên – Huế tạm dừng cấp bản sao bằng tốt nghiệp THPT

16/06/2018
Bài tiếp theo
Thí sinh sửa điểm tốt nghiệp THPT có thể bị hủy kết quả thi và không được nhận vào trường

Thí sinh sửa điểm tốt nghiệp THPT có thể bị hủy kết quả thi và không được nhận vào trường

Đánh vần tiếng Việt theo bộ sách cải cách giáo dục gây tranh cãi

Đánh vần tiếng Việt theo bộ sách cải cách giáo dục gây tranh cãi

  • Xem nhiều
  • Bình luận
  • Mới nhất
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

02/08/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

23/06/2018
Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

30/07/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

23/06/2018
đề thi môn ngữ văn thpt 2018

Đáp án đề thi Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2018

Sai lầm thường gặp và cách tránh bẫy trong bài thi trắc nghiệm Vật lý

[Tổng Hợp] Đáp án tham khảo 24 mã đề Toán THPT Quốc Gia 2018

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

09/12/2021
NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

29/10/2021
NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

07/10/2021
Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

06/10/2021

Tìm theo tag

bí quyết đạt điểm caochấm thidu họcdu học Australiadu học CanadaDu học Mỹdu học sinhdu học Đứcgian lận thi cửhà nộiHọc bổnghọc phíhọc sinhkinh nghiệm du họckỳ thi lớp 10Kỳ thi THPT 2018kỳ thi THPT quốc gialưu ýTAGthi THPT quốc giathi THPT quốc gia 2019thi THPT quốc gia năm 2019thi vào lớp 10thi đại họcthí sinhTP HCMtuyen sinhTuyển sinh 2018tuyển sinh 2019tuyển sinh lớp 10tuyển sinh đại họctuyển sinh đại học 2019tuyển sinh đại học năm 2019xét tuyểnĐiểm chuẩn 2018điều chỉnh nguyện vọngđiểm chuẩnđiểm sànđiểm sàn xét tuyểnđiểm thiđiểm thi THPT quốc giađáp ánđại họcđề thiđề thi trắc nghiệm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu Vietego
  • Xem điểm thi
  • Liên hệ
Liên hệ quảng cáo 0915116244

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Thông tin hỗ trợ
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.