Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
No Result
View All Result
Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
Trang chủ Kỳ thi THPT

Sai lầm thường gặp và cách tránh bẫy trong bài thi trắc nghiệm Vật lý

25/06/2018
Sai lầm thường gặp và cách tránh bẫy trong bài thi trắc nghiệm Vật lý

vật lý

Chia sẻ trên FacebookTweet trên TwitterChia sẻ trên Google

Có thể bạnquan tâm

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

Sai lầm thường gặp khi làm bài thi

Không nên làm tuần tự từng câu

Nếu trong đề thi, các câu hỏi vẫn được trộn lẫn như mọi năm, việc làm tuần tự từng câu một có thể gây tâm lý hoang mang và mất thời gian của thí sinh, khi gặp câu khó. Do vậy, lúc làm bài, thí sinh hãy chia thành từng lượt.

Đọc không kĩ nội dung đề, yêu cầu của đề bài

Khi đọc đề bài, đặc biệt là đề bài tập Vật lí, học sinh thường chỉ chú trọng đến số liệu, dữ kiện bài toán mà lướt qua yêu cầu dẫn đến hiểu sai nội dung, yêu cầu của đề bài.

Để tránh hiểu sai yêu cầu của đề bài, học sinh cần lưu ý, gạch chân một số cụm từ khóa khi đọc đề bài, ví dụ như cùng pha, ngược pha, vuông pha, sớm pha, trễ pha, lệch pha, có thể – không thể, không đúng, gần giá trị nào nhất, …

Ví dụ: Nhận định nào dưới đây làkhôngđúng khi nói về một vật dao động điều hòa?

A. Vận tốc trễ pha hơn li độ góc π/2

B. Li độ ngược pha so với gia tốc

C. Lực kéo về sớm pha hơn vận tốc góc π/2

D. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì và nửa chu kì dao động là như nhau.

Không đổi đơn vị các đại lượng

Chẳng hạn cho câu hỏi:

Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng là 0,60 μm. Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng:

A. 2,07 eV. B. 4,073 eV. C. 3,312.10-19eV. D. 6,152.10-19J.

Áp dụng công thức, năng lượng photon = hc/λ, ấn máy ra: 3,312.10-19; nhiều học sinh bất cẩn chọn ngay đáp án C. Nhưng đơn vị ở phép tính trên là J nên không có đáp án đúng theo đơn vị này ở bốn phương án trên, vì vậy phải nhớ đổi ra đơn vị eV, 1eV = 1,6.10-19J. Do đó 3,312.10-19: 1,6.10-19= 2,07 eV, chọn đáp án A mới là chính xác.

Ngoài ra, khi tính cơ năng W = 0,5mω2A2, lực kéo về F = mω2x, độ lớn lực đàn hồi Fđh= k.|độ biến dạng lò xo| thì chú ý đơn vị của A, x, |độ biến dạng lò xo| trong những công thức trên phải đổi về m (mét). Nhiều thí sinh bị sai khi xuất hiện những đáp án nhiễu có tính toán của người làm đề!

Kết quả không phù hợp thực tế

Trước khi thi, thí sinh nên xem lại toàn bộ bảng biểu trong sách giáo khoa: Bảng tốc độ truyền âm (v) trong các chất (v trong không khí 00C < v trong không khí 250C < v trong nước 250C < v trong sắt < v trong nhôm); bảng khoảng bước sóng của thang sóng điện từ (tia gama, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến); bảng giới hạn quan điện ngoài các kim loại (kim loại kiềm thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy, bạc, nhôm, đồng, kẽm thuộc vùng tử ngoại); bảng giới hạn quang dẫn của một số bán dẫn (thuộc vùng hồng ngoại)…

Các em cũng cần nhớ, tần số ánh sáng phát nhỏ hơn tần số ánh sáng kích thích và bước sóng ánh sáng phát quang thì dài hơn (lớn hơn) bước sóng của ánh sáng kích thích.

Quên các số liệu bắt buộc phải ghi nhớ

Khi bước vào phòng thi, tâm lý lo sợ diễn ra khiến không ít các sĩ tử quên kiến thức và những con số mà lẽ ra, các em cần nhớ để có thể làm tốt các câu hỏi bài tập cũng như lí thuyết. Bởi vậy, trước khi vào phòng thi, các em hãy giữ cho mình một tâm lý tự tin, bình tĩnh. Sau khi điền xong phiếu điền thông tin hay trong thời gian ngồi chờ giám thị phát đề, các em nên ghi các điều cần chú thích ra giấy, những quy đổi từ kí hiệu sang số liệu, tránh trường hợp trong quá trình làm bài, vô tình quên chúng mà không thể nhớ được.

Một số chiêu làm bài thi trắc nghiệm môn Vật Lý

Chiêu thứ 1

Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này.

Ví dụ: Cho đồ thị biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của chất khí (hình dưới). Trong quá trình diễn biến từ trạng thái 1 đến trạng thái 2. Chọn đáp án SAI.

A. áp suất chất khí giảm;

B. thể tích chất khí tăng;

C. nhiệt độ chất khí thay đổi;

D. nhiệt độ chất khí không đổi.

Rõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án A và B, vì C và D không thể cùng đúng hoặc cùng sai được.

Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 – 50 rồi !

Chiêu thứ 2

Khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy.

Ví dụ: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là

A. 500 000 J;

B. 500 000 kg.m/s;

C. 34 CV;

D. 34 N.s.

Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 34 CV. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 34 CV phải là hiển nhiên, không cần làm toán.

Chiêu thứ 3

Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa.

Ví dụ: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là

A. 100 J;

B. 100 W;

C. 1000 W;

D. 1 kJ.

Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là đáp án D cơ vì 1000J = 1 kJ, còn đáp án C là 1000 W thì lại sai đơn vị mất rồi!. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này, “giang hồ hiểm ác” bạn nhé.

Chiêu thứ 4

Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400 đến 0,760 mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực.

Trong ví dụ sau, hai con số 0,5 N và 6,48 N rõ ràng là không thể chấp nhận được. Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn

A. 500 N;

B.0,5 N;

C.6,48 N;

D. 6480 N.

Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.

Chiêu thứ 5

Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần đề dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm.

Ví dụ: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào

A. tiết diện ngang của vật đàn hồi;

B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi;

C. bản chất của vật đàn hồi;

D. khối lượng riêng của vật đàn hồi.

Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đây ! Nhớ gạch dưới như Ad nhé!

Chiêu thứ 6

Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi.

Trong các phát biểu sau đây:

A. Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;

B. Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;

C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối;

D. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol.

Chọn câu trả lời đúng.

Sĩ tử có thể chết “bất đắc kì tử” vì những câu “thòng” phía sau như ví dụ này:

Chiêu thứ 7

Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.

Xét ví dụ sau: Ném một vật lên cao với vận tốc ban đầu 5 m/s. Biết lực cản của không khítỉ lệ với bình phương vận tốc của vật. Vận tốc của vật khi rơi xuống chạm đất có giá trị

A. vẫn là 5 m/s;

B. lớn hơn 5 m/s;

C. nhỏ hơn 5 m/s;

D. không thể xác định được.

Trong bài toán này, chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Mấu chốt vấn đề là ở chỗ có sự xuất hiện của lực cản trong bài toán. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “tỉ lệ với bình phương vận tốc”, là dữ kiện không cần thiết (gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều.

Kinh nghiệm làm bài thi Vật lý

Phân bố thời gian cho từng câu hỏi hợp lý

Trong đề thi THPT quốc gia môn Vật lí, thông thường từ câu 1 đến câu 26 sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, 14 câu còn lại sẽ sắp xếp lộn xộn. Do đó, thí sinh muốn đạt điểm cao thì bắt buộc phải đọc hết được đề thi.

Các em nên đọc và phân bố để đọc và làm đề thi trong 4 lượt để giải quyết 28 câu trong 50 phút.

Lượt số 1(dành 12 phút) Khoảng thời gian 10 phút kiểm tra đề các em đã làm hết những câu lí thuyết nên lượt đầu tiên các bạn sẽ sử dụng để làm những câu tính toán đơn giản nhất. Những câu mà chỉ cần nhìn các dữ liệu trong đề và tính toán đơn giản là có thể khoanh được ngay đáp án. Lượt này các em hoàn thành 14 câu còn lại trong nhóm 26 câu dễ của đề. Khi làm những câu dễ trong lượt đầu tiên sẽ tạo cảm giác hưng phấn để các em tự tin để hoàn thành những câu tiếp theo tự tin hơn.

Lượt số 2(dành 12 phút)Bắt đầu làm từ câu 27 đến 40, nhóm câu này sẽ khó hơn 1 chút, phải sử dụng 2-3 phép toán mới đưa ra được đáp án. Dấu hiệu nhận biết những câu hỏi mức độ này là đề thường có độ dài khoảng 3-4 dòng. Trong nhóm này, trước tiên các em hãy đọc qua 1 lượt 14 câu, sau đó khoanh vùng xem câu nào có vẻ quen thuộc với mình, mình đã làm ở nhà. Tuyệt đối không làm theo thứ tự vì có thể câu 27 lại khó hơn câu 40.

Lượt này tùy thuộc vào trình độ và kiến thức của từng bạn, tuy nhiên thường thì các bạn sẽ làm thêm được 6 câu. Vậy là các em đã có trong tay 32 câu rồi, 8 điểm Vật Lý quả thực không khó.

Lượt thứ 3 (20 phút), các em sẽ tập trung ở 8 câu còn lại và thời gian chỉ còn 25 phút

Đề thi sẽ có 4 câu thuộc dạng cực khó về mặt hiện tượng cũng như tư duy giải toán, vậy nên lượt này các em cũng nên chỉ làm 5/8 câu trong vòng 20 phút.

Như vậy, trong lượt 3 này các em chỉ làm khoảng 4 câu. Vậy 4 câu này sẽ làm như thế nào?

Các em đọc và làm trước những câu đã tìm ra hướng giải. Trong lượt này thí sinh có thể nháp và xử lí những số liệu ngay trên đề thi để tránh phải tính toán lại từ đầu nếu như sau đó quay lại làm tiếp.

Lượt thứ 4(6 phút) Dùng thời gian này để thống kê đáp án cũng như khoanh lụi những câu chưa làm được

Khoanh lụi thế nào những câu cực khó?

Các em chỉ cần chắc chắn làm đúng 32 câu là đã có chắc điểm 8. Với 8 câu còn lại, nếu may mắn có thể đánh lụi đúng được 2-3 câu, như vậy điểm bài thi môn Vật lí của các em có thể được từ 8,25-8,5 điểm.

Thí sinh nên dành 6 phút cuối cùng trong thời gian làm bài để rà soát lại tất cả những câu đã tô đáp án. Trong đó, các em thống kê xem có bao nhiêu câu chọn đáp án A, B, C, D. Đáp án nào được chọn ít nhất sẽ dùng để khoanh lụi vào những câu chưa làm được. Việc làm này sẽ mất khoảng 2 phút, do đó sẽ còn lại 4 phút để các em khảo lại những câu lý thuyết và những câu tính toán đơn giản trước đó

Trong vòng 50 phút, các em sẽ khó để tính toán và đưa ra hết đáp án của cả 40 câu hỏi, nhìn chung các em chỉ làm được 36 câu. Chỉ những bạn tính toán và đưa ra đáp án cả 40 câu hỏi là những thành phần giỏi, xuất sắc.

Trong thời gian 50 phút các em tập trung làm 36 câu hỏi thay vì 40 câu thì sẽ giảm đi áp lực về thời gian rất nhiều.

Thời gian làm bài thi trắc nghiệm không nhiều như tự luận nên nếu đã làm câu nào thì các em phải tự tin và chắc chắn đúng câu đấy vì không có thời gian để làm lại 1 lượt nữa đâu.

Các em tuyệt đối không được bỏ trống bất kỳ câu nào trong phiếu trả lời. Nếu cuối cùng không làm được một số câu nào đó thì phải “đánh lụi” đáp án, dù sao vẫn còn 25% cơ hội mà, tuyệt đối đừng bỏ qua.
Không vội ghi đáp án vào phiếu trả lời nhưng cũng không đợi làm hết tất cả các câu rồi mới tô đáp án.
Làm khoảng 10 câu thì các em hãy tô đáp án vào phiếu trả lời một lần, vừa tiết kiệm được thời gian so với tô đáp án từng câu, vừa tránh tình trạng tô nhầm thứ tự các câu trong trường hợp làm hết tất cả các câu mới tô đáp án.
Đọc kỹ đề
Mặc dù đề thi trắc nghiệm khá dài, thời gian làm bài lại ngắn nhưng không vì thế mà các em coi nhẹ việc đọc đề bài hay đọc đề không kỹ. Trong rất nhiều câu hỏi Vật lý, chỉ cần thay đổi một vài từ trong đề bài, hoặc thậm chí thay đổi thứ tự các từ trong câu hỏi là ý nghĩa của các câu hỏi thay đổi hoàn toàn. Nếu đọc đề bài một cách sơ sài, chúng ta không thể nào phát hiện ra những yếu tố khác biệt đó, vì thế sẽ dẫn đến những nhầm lẫn đáng tiếc. Đặc biệt chú ý vào những câu chữ: sai, không đúng, không phải, chỉ… Cần làm nổi bật những câu chữ quan trọng trong đề bài (gạch dưới, khoanh tròn,…).
Nháp thẳng vào đề thi
Vừa đọc đề, tóm tắt các đại lượng ngay trên đề. Đại lượng nào cần đổi đơn vị thì phải đổi liền, ghi các công thức cần thiết để giải quyết câu hỏi ngay trên đề, không cần phải tóm tắt rồi ghi các bước giải ra giấy nháp. Làm như vậy các em sẽ đỡ mất thời gian chuyển nội dung từ tờ đề bài sang tờ giấy nháp.
Vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ đáp án và phương pháp thay ngược đáp án vào đề bài
Loại trừ là bằng cách phân tích, suy luận, các em có thể loại các đáp án sai, còn lại đáp án đúng. Phương pháp này thường dùng khi bài toán không cần thiết phải tính toán cụ thể và chi tiết, chỉ cần suy luận, vận dụng sự tỷ lệ thuận, tỷ lệ nghịch của các đại lượng vật lý… Phương pháp này giúp các em loại trừ nhanh câu sai, giữ lại câu đúng mặc dù không hiểu hết nội dung của câu đúng.
Phương pháp thay ngược đáp án vào đề bài: Trong một số câu hỏi Vật lý, các em có thể lần lượt thay các đáp án đã cho vào công thức để tìm ra đáp án đúng.
Biết vận dụng chức năng Shift Solve, Table (Mode 7), Số phức (Mode 2) của máy tính
Các em yếu về tính toán có thể dùng chức năng Shift Solve để giải bài tập. Một số bài tập liên quan đến tìm k (số nguyên) trong Chương 2, Chương 5, các em có thể dùng Table (Mode 7) để giải nhanh. Bài tập Tổng hợp dao động của Chương 1 thì có thể dùng Số phức (Mode 2) để giải.
Chú ý các hằng số Vật lý, đề sẽ cho biết đầy đủ:có thể cho từ lúc bắt đầu của đề, hay cũng có thể cho trong từng câu trắc nghiệm. Các em cũng có thể biết được những hằng số này trên nắp máy tính (hoàn toàn hợp lệ, không vi phạm quy chế thi).
Khi tô đáp án thì phải tô kín đáp án, không được tô cẩu thả hay tô quá mờ; khi bỏ chọn đáp án thì phải tẩy thật sạch để tránh trường hợp mất điểm đáng tiếc. Không nên gọt bút chì quá nhọn để việc tô đáp án nhanh hơn và tránh làm rách phiếu trả lời. Nên dùng một cục tẩy rời thay vì dùng tẩy ở đuôi bút chì để tiết kiệm thời gian.
Hi vọng với những lưu ý trên có thể giúp các em làm bài tốt hơn. Chúc các em thi thật tốt!

Xem thêm: Bí kíp đánh lụi bài thi trắc nghiệm môn Vật lý

Tags: Kỳ thi THPT 2018môn Vật Lý

Bài viết liên quan

Tổng hợp 190 mã tổ hợp xét tuyển khối thi đại học chính quy 2018
Kỳ thi THPT

Tổng hợp 190 mã tổ hợp xét tuyển khối thi đại học chính quy 2018

18/10/2018
Điểm chuẩn Đại Học 2018 biến động như thế nào?
Điểm chuẩn

Điểm chuẩn Đại Học 2018 biến động như thế nào?

08/08/2018
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018
Kỳ thi THPT

Lưu ý khi chuẩn bị Hồ sơ nhập học Đại học 2018

02/08/2018
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018
Kỳ thi THPT

Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

02/08/2018
Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn
Điểm chuẩn

Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

30/07/2018
Khối ngành Kinh doanh và Quản lý có số lượng NV nguyện vọng đăng ký nhiều nhất
Kỳ thi THPT

Khối ngành Kinh doanh và Quản lý có số lượng NV nguyện vọng đăng ký nhiều nhất

30/07/2018
Bài tiếp theo
Sáng nay 4.105 thí sinh bỏ thi môn Ngữ văn, 27 thí sinh vi phạm quy chế thi

Sáng nay 4.105 thí sinh bỏ thi môn Ngữ văn, 27 thí sinh vi phạm quy chế thi

Đánh giá đề thi Văn THPT quốc gia 2018

Đánh giá đề thi Văn THPT quốc gia 2018

  • Xem nhiều
  • Bình luận
  • Mới nhất
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

02/08/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

23/06/2018
Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

30/07/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

23/06/2018
đề thi môn ngữ văn thpt 2018

Đáp án đề thi Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2018

Sai lầm thường gặp và cách tránh bẫy trong bài thi trắc nghiệm Vật lý

[Tổng Hợp] Đáp án tham khảo 24 mã đề Toán THPT Quốc Gia 2018

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

09/12/2021
NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

29/10/2021
NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

07/10/2021
Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

06/10/2021

Tìm theo tag

bí quyết đạt điểm caochấm thidu họcdu học Australiadu học CanadaDu học Mỹdu học sinhdu học Đứcgian lận thi cửhà nộiHọc bổnghọc phíhọc sinhkinh nghiệm du họckỳ thi lớp 10Kỳ thi THPT 2018kỳ thi THPT quốc gialưu ýTAGthi THPT quốc giathi THPT quốc gia 2019thi THPT quốc gia năm 2019thi vào lớp 10thi đại họcthí sinhTP HCMtuyen sinhTuyển sinh 2018tuyển sinh 2019tuyển sinh lớp 10tuyển sinh đại họctuyển sinh đại học 2019tuyển sinh đại học năm 2019xét tuyểnĐiểm chuẩn 2018điều chỉnh nguyện vọngđiểm chuẩnđiểm sànđiểm sàn xét tuyểnđiểm thiđiểm thi THPT quốc giađáp ánđại họcđề thiđề thi trắc nghiệm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu Vietego
  • Xem điểm thi
  • Liên hệ
Liên hệ quảng cáo 0915116244

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Thông tin hỗ trợ
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.