Sáng 6/6, sau phần trả lới chất vấn của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu trước Quốc hội.ngành sư phạm tỷ lệ thất nghiệp
Phó thủ tướng nói kỳ họp Quốc hội nào giáo dục cũng nhận nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu, cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với ngành. Cuối phiên thảo luận, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giải đáp thêm một số chất vấn của đại biểu. Vấn đề sinh viên ra trường không xin được việc được phân tích làm rõ.ngành sư phạmtỷ lệ thất nghiệp
Loại bỏ giáo viên bạo hành trẻ khỏi ngành giáo dục
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu vấn đề phổ cập giáo dục mầm non và hiện tượng giáo viên bạo hành trẻ gây bức xúc thời gian qua, trong đó, có nguyên nhân chất lượng đào tạo giáo viên cần được nâng cao hơn. Hiện, 60% giáo viên ở bậc này có trình độ từ cao đẳng trở lên, trên 30% là trình độ trung cấp.ngành sư phạm
Ngoài ra, trách nhiệm kiểm tra, cho phép mở trường, nhóm lớp của chính quyền địa phương cũng được xem xét.ngành sư phạm
Theo đánh giá của Phó thủ tướng, độ bao phủ mầm non, nhất là nhà trẻ còn thấp, 27,7%. Điều khẩn thiết bây giờ là phải phát triển nhanh cơ sở, các trường, chưa có trường thì ưu tiên cụm lớp độc lập nhưng phải đủ điều kiện, đặc biệt ở các khu công nghiệp.
Qua khảo sát, công nhân có thu nhập thấp, một trường mầm non công lập thu học phí trung bình 900.000 đến 1,1 triệu đồng. Cơ sở tư thục lấy nhà riêng để mở lớp sẽ có giá cao hơn một chút. Những cơ sở phải đầu tư ban đầu buộc phải lấy học phí cao, gây khó khăn cho công nhân.
Vì vậy, ngoài trường công lập, rất cần mô hình Nhà nước hỗ trợ một phần địa điểm để mở trường tư, giảm học phí.
Phó thủ tướng nhấn mạnh cần cương quyết đưa mọi trường hợp giáo viên bạo hành trẻ, học sinh ở các cấp học khác ra khỏi ngành giáo dục. Điều này sẽ gây khó khăn cho đời sống cá nhân và gia đình họ, nhưng không thể vì thế mà để lại, gây ảnh hưởng ngành giáo dục.
200.000 người thất nghiệp: Chú trọng định hướng nghề
Về câu chuyện 200.000 người có trình độ đại học thất nghiệp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải thích. Đó là những người không có việc làm phù hợp, không tìm được việc làm mới có trình độ đại học, chiếm trên 4%.
Ở các quốc gia khác, con số này trung bình là 7%. Con số, tỷ lệ nhất định khi học mà không có việc làm là bình thường trên thế giới. Điều này cũng góp phần thúc đẩy cạnh tranh và sự vươn lên của các cơ sở giáo dục.
Để khắc phục tình trạng trên, theo Phó thủ tướng, công tác hướng nghiệp phải được đẩy mạnh ngay từ cấp THCS.
“Chúng ta không nên lo sau khi tốt nghiệp THCS các em chưa đủ kiến thức để học nghề vì các em vẫn được dạy văn hóa, kiến thức theo cách của người làm nghề. Ở các nước trên thế giới cũng thực hiện điều này, sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh rẽ hướng học nghề hoặc phổ thông; tốt nghiệp phố thông sẽ tiếp tục học nghề hoặc vào đại học theo hướng hàn lâm, nghiên cứu”, ông Vũ Đức Đam nói.
Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng đại học cần chú trọng tự chủ đại học và tăng cường kiểm định, xếp hạng đại học.
Nhóm ngành nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết năm 2017, Bộ GD&ĐT khảo sát các trường có đầu vào 27 điểm. Sau 12 tháng ra trường, 96% học sinh có việc làm.
Nhóm trường đầu vào 24-27 điểm, tỷ lệ này là 92%. Nhóm trường từ 20-24 điểm có tỷ lệ 84%. Nhóm trường từ 15,5 đến 20 điểm là 89%. Nhìn chung, học sinh có việc làm xấp xỉ 90%. Tuy nhiên, cũng theo khảo sát, 19% sinh viên tốt nghiệp đại học làm công việc không xứng đáng.
Phó thủ tướng lưu ý hai nhóm ngành có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là: Đào tạo khoa học giáo dục, giáo viên và Dịch vụ, chiếm 19%. Đứng thứ hai là ngành Môi trường và Pháp luật với 17%, nhóm Văn hóa – Thể thao 16%.tỷ lệ thất nghiệp
Bốn nhóm ngành trên đều có điểm đầu vào từ 20-24 điểm. Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm nay cần lưu ý điều này.tỷ lệ thất nghiệp