Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
No Result
View All Result
Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
Trang chủ Kỳ thi THPT Thông tin hỗ trợ

Những lưu ý “tránh bẫy” môn Sinh trong kỳ thi THPT 2018

21/06/2018
Những lưu ý “tránh bẫy” môn Sinh trong kỳ thi THPT 2018
Chia sẻ trên FacebookTweet trên TwitterChia sẻ trên Google

Có thể bạnquan tâm

Tổng hợp 190 mã tổ hợp xét tuyển khối thi đại học chính quy 2018

Kỳ thi THPTQG 2019: Chấm thi sẽ được tổ chức theo cụm

Kỳ Thi THPTQG 2019: Địa phương không được tự chấm thi để đảm bảo khách quan

Có thể bạn chưa biết, một trong những bài toán vận dụng cao cực khó mà học sinh thường gặp trong đề thi môn Sinh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thuộc về phần: quy luật di truyền phối hợp và “bẫy” trong câu hỏi cơ chế di truyền và biến dị.

Hiện tại, đa phần học sinh chỉ cần một thời gian ngắn sẽ xử lí xong các câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu. Còn đối với các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao lại khiến cho các sĩ tử tốn khá nhiều thời gian mới cho ra đáp án, đặc biệt là dạng toán cực khó về quy luật di truyền và cơ chế di truyền và biến dị.

Theo đó, thầy Nguyễn Thành Công – giáo viên giảng dạy môn Sinh, trường trung học phổ thông chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, bật mí cho sĩ tử về cách tránh “bẫy” ở phần cơ chế di truyền và biến dị, câu hỏi “đếm phương án” ở phần quy luật di truyền phối hợp.

Lưu ý câu hỏi “đếm phương án” phần quy luật di truyền phối hợp

Thầy Nguyễn Thành Công cho biết, đối với các thí sinh với mục tiêu đạt kết quả cao môn Sinh để có cơ hội xét tuyển vào những trường đại học tốp trên thì cần phải xử lí triệt để những câu hỏi vận dụng cao. Đặc biệt, các em lưu ý dạng bài toán vận dụng cao thường gặp ở nhóm quy luật di truyền phối hợp.

Các bài tập “đếm phương án” thuộc nhóm quy luật di truyền phối hợp bao gồm:

Quy luật tương tác phối hợp với phân li độc lập; tương tác gen – liên kết hoàn toàn; tương tác gen – hoán vị gen; tương tác gen – liên kết giới tính; bài toán hoán vị gen phối hợp với phân li độc lập.

Thầy Công nhấn mạnh, với những dạng bài này đòi hỏi thí sinh hiểu rất rõ về các dấu hiệu của quy luật di truyền đơn tính trạng, sau đó phải nhận diện được quy luật di truyền chi phối chung các tính trạng. Từ đó các em mới tính toán được các giá trị để xác định kiểu gen, xác định các ẩn số mà phương án đếm đưa ra. Dưới đây là một ví dụ về câu hỏi “đếm phương án” thường gặp trong phần quy luật di truyền phối hơp:

Cây lanh Linum usitatissimum là giống cây lấy sợi phổ biến ở các nước châu Á, locus chi phối màu sắc hoa có 2 alen trong đó A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Hai locus khác mỗi locus 2 alen là B/b và D/d cùng chi phối chiều cao cây.

Tiến hành phép lai phân tích cây dị hợp 3 locus có kiểu hình thân cao, hoa đỏ được đời con 70 cây thân cao, hoa đỏ: 180 thân cao, hoa trắng: 320 thân thấp, hoa trắng: 430 thân thấp, hoa đỏ. Cho các nhận định dưới đây:

I. Hoán vị gen đã xảy ra ở một bên với tấn số 14%.

II. Cơ thể đem lai phân tích có kiểu gen dị hợp tử chéo.

III. Có 8 kiểu gen chi phối 4 lớp kiểu hình ở đời con.

IV. Có 50% số cây con mang kiểu gen đồng hợp.

Về mặt lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu chính xác?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Bên cạnh đó, các em cũng nên lưu ý những câu hỏi “đếm” thuộc phần cơ chế di truyền và biến dị, bao gồm các câu hỏi: xác suất xuất hiện bộ mã di truyền; các tính toán liên quan đến quá trình tự sao, quá trình phiên mã, dịch mã và bài toán đánh dấu phóng xạ các đơn phân.

Để trả lời được phần này, các em phải thực sự hiểu các cơ chế di truyền và biến dị ở mức phân tử, từ đó vận dụng vào giải quyết các câu hỏi thực tế.

Tránh “bẫy” phần cơ chế di truyền và biến dị

Thầy Nguyễn Thành Công cho biết, trong đề thi môn Sinh các câu hỏi mang tính gài “bẫy” thường hay rơi vào phần lí thuyết về cơ chế di truyền và biến dị. Đơn giản vì phần này kiến thức chủ yếu là tư duy trừu tượng, học sinh không hiểu rõ bản chất của các cơ chế di truyền như tự sao, phiên mã, dịch mã, các cơ chế gây đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST, nên các em rất dễ bị mắc “bẫy”.

Vì thế, các em phải nắm vững toàn bộ kiến thức lí thuyết cơ bản của cơ chế di truyền và biến dị, dành thời gian luyện tập thường xuyên dạng bài toán này. Đặc biệt, các câu hỏi này thường hay “giấu bẫy” ở đề.

“Các thí sinh là không nên giải vội vàng mà hãy đọc kĩ đề, để tìm ra “bẫy” trước” – thầy Công khuyên thí sinh.

Ví dụ đề bài yêu cầu:Ở một loài côn trùng, thân xám B là trội so với thân đen b, cánh dài V là trội so với cánh ngắn v, 2 locus cùng nằm trên 1 cặp NST thường.

Ở một cá thể dị hợp tử đều, xét 1 tế bào sinh tinh có xảy ra hoán vị gen. Tỷ lệ các loại giao tử sau giảm phân là bao nhiêu, biết rằng các tế bào đơn bội tạo ra đều có khả năng sống sót:

A.BV = bv = Bv = bV =25%

B.BV = bv<25% và Bv = bV> 25%

C.BV=bv>Bv=bV, tỷ lệ tùy tần số TĐC

D.Bv = bV = 50%

Ở câu hỏi trên, rất nhiều thí sinh chọn đáp án C vì nghĩ rằng có tần số hoán vị thì tỉ lệ BV = bv > Bv = bV, giá trị lớn hơn bao nhiêu tùy tần số hoán vị.

Song, ở đây chỉ có 1 tế bào thôi, đề bài cho 1 tế bào, có hoán vị có nghĩa tạo ra 4 loại tinh trùng với tỉ lệ 1:1:1:1,đáp án là Amới chính xác.

Đối với học sinh khóa 2001 sẽ dự thi trung học phổ thông quốc gia năm sau, thầy Công cũng dặn dò cho các em về lộ trình ôn luyện môn Sinh gồm 3 mốc thời gian sau:

Bắt đầu từ tháng 7 hè này, các em hãy ôn luyện toàn diện kiến thức trọng tâm Sinh học của lớp 10, 11 theo cách hệ thống hóa để dễ bao quát, dễ nhớ, dễ học.

Giai đoạn cuối hè, có thể bắt đầu tự học kiến thức lớp 12, chuẩn bị bài trước để hiểu vấn đề.

Đến tháng 1/2019, chuyển sang việc luyện mọi dạng bài có thể gặp trong đề thi. Thời gian này các em cần rèn kỹ năng làm bài thật nhanh, gọn, chính xác để tối ưu hóa tốc độ làm bài, nâng cao sự phản xạ với đề thi.

Cuối cùng, vào 2 tháng cuối trước kì thi (04/2019), các em nên tiến hành ôn luyện chọn lọc.

Lúc này các em chỉ cần ôn luyện kiến thức trọng tâm, tổng hợp tất cả những phương pháp giải nhanh và chiến thuật loại trừ đáp án nhiễu để làm sao nâng tối đa điểm số từ 1 -2 điểm.

Tags: bí quyết đạt điểm caoKỳ thi THPT 2018môn Sinh

Bài viết liên quan

Tổng hợp 190 mã tổ hợp xét tuyển khối thi đại học chính quy 2018
Kỳ thi THPT

Tổng hợp 190 mã tổ hợp xét tuyển khối thi đại học chính quy 2018

18/10/2018
Điểm chuẩn Đại Học 2018 biến động như thế nào?
Điểm chuẩn

Điểm chuẩn Đại Học 2018 biến động như thế nào?

08/08/2018
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018
Kỳ thi THPT

Lưu ý khi chuẩn bị Hồ sơ nhập học Đại học 2018

02/08/2018
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018
Kỳ thi THPT

Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

02/08/2018
Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn
Điểm chuẩn

Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

30/07/2018
Khối ngành Kinh doanh và Quản lý có số lượng NV nguyện vọng đăng ký nhiều nhất
Kỳ thi THPT

Khối ngành Kinh doanh và Quản lý có số lượng NV nguyện vọng đăng ký nhiều nhất

30/07/2018
Bài tiếp theo
Hòa Bình: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi THPT Quốc gia

Mẹo nhớ các công thức dài môn Vật lý thi THPT quốc gia 2018

Công thức toán lớp 12 có hướng dẫn Casino

Công thức toán lớp 12 có hướng dẫn Casino

  • Xem nhiều
  • Bình luận
  • Mới nhất
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

02/08/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

23/06/2018
Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

30/07/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

23/06/2018
đề thi môn ngữ văn thpt 2018

Đáp án đề thi Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2018

Sai lầm thường gặp và cách tránh bẫy trong bài thi trắc nghiệm Vật lý

[Tổng Hợp] Đáp án tham khảo 24 mã đề Toán THPT Quốc Gia 2018

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

09/12/2021
NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

29/10/2021
NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

07/10/2021
Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

06/10/2021

Tìm theo tag

bí quyết đạt điểm caochấm thidu họcdu học Australiadu học CanadaDu học Mỹdu học sinhdu học Đứcgian lận thi cửhà nộiHọc bổnghọc phíhọc sinhkinh nghiệm du họckỳ thi lớp 10Kỳ thi THPT 2018kỳ thi THPT quốc gialưu ýTAGthi THPT quốc giathi THPT quốc gia 2019thi THPT quốc gia năm 2019thi vào lớp 10thi đại họcthí sinhTP HCMtuyen sinhTuyển sinh 2018tuyển sinh 2019tuyển sinh lớp 10tuyển sinh đại họctuyển sinh đại học 2019tuyển sinh đại học năm 2019xét tuyểnĐiểm chuẩn 2018điều chỉnh nguyện vọngđiểm chuẩnđiểm sànđiểm sàn xét tuyểnđiểm thiđiểm thi THPT quốc giađáp ánđại họcđề thiđề thi trắc nghiệm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu Vietego
  • Xem điểm thi
  • Liên hệ
Liên hệ quảng cáo 0915116244

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Thông tin hỗ trợ
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.