Trước khi chọn trường, các bạn nên chọn ngành học mà mình đam mê, yêu thích. Sau đó mới đến bước chọn trường đào tạo ngành trên. Sau đó bạn đối chiếu các trường với nhau để chọn ra trường phù hợp với năng lực và sức học của bản thân. Dưới đây là một số lưu ý về chọn trường đại học, bạn đọc có thể tham khảo:
1. Tìm hiểu về trường thông qua kênh trực tuyến
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về địa điểm, khóa học, học phí của các trường thông qua website hay mạng xã hội. Sau khi lựa chọn một nhóm trường hợp lý, bạn có thể trò chuyện trực tiếp với giảng viên hay sinh viên của trường ngay trên website hay mạng xã hội đó để tìm hiểu sâu hơn, có cái nhìn tổng quan, so sánh.
Điều rất đáng quan tâm trong quá trình chọn trường là học phí. Theo quy chế hiện nay thì học phí được tính theo tín chỉ quy định, mỗi trường sẽ có những quy định khác nhau về học phí, tùy thuộc vào trường, vào ngành và quy định học phí tín chỉ của trường. Bạn nên tham khảo mức học phí trung bình thông qua phòng Tài chính – Kế toán của trường. Đa số mức học phí đều được công bố trên website của trường, bạn có thể tìm hiểu để nắm rõ hơn.
2. Xem xét, tìm hiểu trước về chương trình đào tạo ngành học
Hãy tìm hiểu thật kỹ cách bạn sẽ được dạy và đánh giá. Thông tin cần thiết bạn nên tìm hiểu như: khóa học có nhiều bài kiểm tra, bài tiểu luận hay bài tập nhóm không, nội dung khóa học như thế nào. Có thể nói rằng nhiều bạn học sinh vẫn chẳng mảy may để ý đến cái gọi là “học gì ” ở ngôi trường đại học, miễn sao được vào trường là thỏa mãn. Sai lầm đấy nhé, bạn phải biết mình sẽ được học những gì để phục vụ cho ngành học và công việc sau này. Những thông tin đó gồm bao nhiêu môn học, các môn ấy là những môn gì, thời gian kiến tập, thực tập bao lâu…vv mỗi trường sẽ có những cách đào tạo có đôi chút khác nhau nên việc biết trước mình sẽ được học gì cũng là cách để bạn tham khảo trong khi chọn trường theo học.
3. Tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh, ngày hội mở của trường
Tom Holland, lãnh đạo một bộ phận tại trường Blackpool Sixth Form College, khuyên học sinh nên tới thăm các đại học trước khi đưa ra lựa chọn. “Bất kỳ quyết định cuối cùng nào đều dựa trên cảm giác của bạn trong ngày tới thăm trường”, ông Tom nói.


Người này cũng đề nghị học sinh đến thăm trường ít nhất hai lần nếu đủ khả năng chi trả phí đi lại. Khi đến, hãy nói chuyện với càng nhiều người càng tốt, đi thăm thú khu vực xung quanh trường học. Nếu có thể, hãy rủ một người thân đi cùng để có những góp ý khách quan.
4. Hỏi thêm thông tin của trường từ các anh chị sinh viên đang học tập và đã tốt nghiệp
Khi nói chuyện với nhân viên hay sinh viên của trường, dù là trực tuyến hay trực tiếp, bạn nên đặt nhiều câu hỏi. Hãy hỏi ý kiến và suy nghĩ của họ về trường, hỏi về cuộc sống bên ngoài trường đại học, cơ hội khi tham gia khóa học và sau khi ra trường. Khi hỏi, hãy yêu cầu họ đưa ra minh chứng cụ thể về sinh viên khóa trước.
5. Quan tâm vị trí của trường
Vị trí của trường đại học cũng rất quan trọng nên được xếp là một trong những tiêu chí. Hãy nghĩ xem bạn thích một ngôi trường ở trung tâm thành phố hay ở vùng ngoại ô yên tĩnh, sau đó tìm hiểu về nơi ở trong những năm đại học, từ vị trí tới giá cả.
6. Tìm hiểu những điều khác
Bạn sẽ là sinh viên của trường ít nhất bốn năm. Vì vậy, hãy tìm hiểu cả những gì được cung cấp bên ngoài chương trình giảng dạy như câu lạc bộ ngoại khóa ở trường, tham gia đội bóng… Lý tưởng nhất là chọn được ngôi trường có những hoạt động phù hợp với sở thích của bạn bên cạnh bài giảng chất lượng.
5 quy tắc chọn trường cần nhớ
Quy tắc 1: CHỌN NGÀNH RỒI MỚI CHỌN TRƯỜNG
- Đây là ngành có nhiều người chọn nhất trong vài năm trở lại đây, vì ai cũng nghĩ học kinh tế DỄ XIN VIỆC. Thực tế thì nhu cầu tuyển dụng khối ngành kinh tế đều rất cao, đáng tiếc là về đào tạo của Việt Nam ở khối ngành này là YẾU KÉM nhất. Đa số sinh viên học xong kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng đều rất kém. Nhiều người học xong 4 năm còn không biết gì.
- Hơn nữa, kinh tế lại là lĩnh vực DỄ TỰ HỌC nhất trong số các chuyên môn, các khóa đào tạo bên ngoài nhiều, thậm chí chất lượng còn hơn đại học vì tính thực tế, thực hành cao, học xong làm được luôn.
- Như vậy, nếu thực sự thích về kinh tế thì hãy học kết hợp cả đại học và học bên ngoài nữa nhé!
- Đây là ngành KHÔNG NHIỀU người lựa chọn và ở Việt Nam thì ngành xã hội KHÓ XIN VIỆC nhất và yêu cầu cũng tương đối cao. Khoa học xã hội ở Việt Nam vẫn còn kém phát triển. Tuy nhiên, việc đào tạo cũng tương đối tốt.
- Bạn nào chọn khối này thì phải định hướng từ SỚM công việc sau khi ra trường của mình kẻo lại bơ vơ không nơi nương tựa, rồi lại chuyển sang khối kinh tế làm thì phí lắm!
Chọn được ngành rồi thì mới chọn trường tốt nhất vừa sức(ngang, xấp xỉ) với điểm của mình, lúc này trường nào không còn là vẫn đề nữa. |