Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế thi THPT quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT, trong ngày thi, thí sinh phải có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Tuy nhiên, trước ngày thi diễn ra, không ít thí sinh phát hiện mất Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy báo dự thi. Trong tình huống này, liệu rằng thí sinh có được tiếp tục dự thi hay không?
Trường hợp mất Giấy báo dự thi
Giấy báo dự thi chỉ có vai trò thông báo cho các thí sinh thông tin về số phòng thi, thời gian thi,… Đến ngày làm thủ tục dự thi (chiều ngày 24/6/2018), thí sinh sẽ được phát Thẻ dự thi để sử dụng trong suốt những ngày thi. Do đó, nếu mất Giấy báo dự thi, thí sinh không cần quá lo lắng vì vẫn được dự thi bình thường, tuy nhiên phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân trong ngày làm thủ tục dự thi.
>>Lưu ý:Thí sinh cần đem theo CMND khi đi làm thủ tục dự thi.
Trường hợp mất Giấy chứng minh nhân dân
Quy chế thi THPT quốc gia quy định, trường hợp thí sinh mất Giấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác phải báo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.
Thông thường, để được tiếp tục dự thi, thí sinh phải viết cam đoan, chụp hình tại chỗ, lấy dấu vân tay để tránh trường hợp thi hộ, thi thuê. Nếu đã làm thủ tục xin cấp lại Giấy chứng minh nhân dân mà chưa đến hạn được cấp, thí sinh có thể mang theo giấy hẹn khi làm thủ tục dự thi.
Tuy nhiên, TS vẫn được dự thi nếu mất hoặc chưa có giấy chứng minh nhân dân. Đối với trường hợp này, khi vào phòng thi, TS cần xuất trình các giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh, đóng dấu và xin xác nhận của chính quyền, công an nơi TS đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cư trú dài hạn để thay cho chứng minh nhân dân.
Phải giữ phiếu số 2 trong suốt quá trình dự thi
TS lưu ý là phải giữ phiếu số 2 trong suốt quá trình dự thi và kể cả sau này. Vì đây được coi là biên lai TS đã nộp hồ sơ. Nếu chẳng may bị thất lạc, mất phiếu số 2 mà TS có đề nghị chỉnh sửa thì phải mang đầy đủ giấy tờ như giấy báo dự thi, thẻ dự thi, chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp làm đơn đề nghị chỉnh sửa. Trường sẽ kiểm tra trong hồ sơ gốc, cộng với các minh chứng, trường sẽ sửa đổi, cập nhật vào máy tính.
Tránh mắc lỗi trong bài thi trắc nghiệm
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, có khoảng 1% thí sinh bị mắc lỗi trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi thí sinh. Cụ thể có 4 loại lỗi do thí sinh tạo nên trong quá trình làm bài.
– Thứ nhất là không tô số báo danh, tô nhầm dẫn đến số báo danh này trùng nhau, tô không tồn tại hoặc tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được. Trường hợp xấu nhất là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành số báo danh của thí sinh vắng thi.
– Thứ hai là không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có hoặc tô sai quy cách khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào.
– Thứ ba là phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào hoặc tô vào vùng câu hỏi không tồn tại.
– Cuối cùng là những lỗi do quét bài như để gấp phiếu trả lời trắc nghiệm, sai mặt phiếu, làm phiếu biến dạng.
Một số trường hợp mắc lỗi các bạn lưu ý:
- Em bị mất toàn bộ giấy tờ bao gồm bằng tốt nghiệp THPT; phiếu số 2; chứng minh thư nhân dân và cả giấy báo dự thi thì có được dự thi hay không? Liệu em có thể mang học bạ cấp 3 đi thi có được không? Nếu không được thì em phải làm thế nào? ([email protected])
Theo Vụ ĐH thì trong trường hợp bị mất toàn bộ giấy tờ, thí sinh viết đơn trình bày với nhà trường ngay trong ngày đến làm thủ tục đăng kí dự thi. Hội đồng tuyển sinh sẽ tra danh sách đã nộp hồ sơ để cấp giấy báo dự thi bổ sung cho thí sinh; đồng thời, sẽ tiến hành chụp ảnh thí sinh, đối chiếu với ảnh đã nộp trong hồ sơ để loại trừ việc thi hộ. Như vậy, dù có mất toàn bộ giấy tờ, thí sinh vẫn được dự thi bình thường.
Do đó trong ngày đến làm thủ tục dự thi em cần phải liên hệ ngay với Hội đồng thi của mình dự thi. Trong trường hợp không thể nhớ địa điểm thi, số báo danh, phòng thi thì cần liên lạc ngay với Phòng đào tạo của trường để được hỗ trợ.
- Theo em thấy trong đáp án Tốt nghệp của Bộ thì những môn tự luận đều được làm tròn điểm lên 0,5. Vậy cho em hỏi những môn trắc nghiệm thì có được làm tròn điểm không hay vẫn giữ nguyên? Liệu em có 1 môn 6,8 mà tổng 6 môn của em trên 48 thì có được bằng giỏi không? ([email protected])
Em nên lưu ý, không có khái niệm làm tròn ở mỗi bài thi mà chỉ có khái niệm làm tròn tổng điểm các môn thi mà thôi.
Đối với bài thi trắc nghiệm và tự luận thì luôn tồn tại điểm lẻ 0,25; 0,5 và 0,75. Điểm của từng môn thi sẽ được giữ nguyên.
Đối với môn thi trắc nghiệm thì nếu tính theo cách của em sẽ không có chuyện lẻ như ở trên. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi thang điểm 100 sang thang điểm 10 thì máy tính sẽ đưa các giá trị điểm lẻ về như trên. Thuật toán chuyển đổi từ thang điểm 100 sang điểm 10 được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh.
Như vậy đối với môn thi trắc nghiệm sẽ không có điểm 6,8 như em nêu trên. Nếu em thi đạt tổng điểm 6 môn thi từ 48 điểm trở lên; không có môn thi nào dưới 7 và xếp loại cả năm lớp cuối cấp: hạnh kiểm loại tốt, học lực loại giỏi thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp THPT loại giỏi.
- Trong hồ sơ đăng ký dự tuyển của em có kèm 3 phong bì như quy định, vậy em sẽ nhận được giấy báo thi qua đường bưu điện đến địa chỉ nhà em (ghi trên phong bì) hay vẫn phải đến trường THPT – nơi em nộp hồ sơ? ([email protected])
Về nguyên tắc thì việc nộp tem và phong bì thư đúng là nhằm mục đích gửi giấy báo dự thi cho thí sinh qua đường bưu điện. Tuy nhiên để tránh tình trạng thất lạc giấy báo làm ảnh hưởng đến thí sinh nên các trường sẽ trả giấy báo về cho các Sở GD-ĐT và sau đó các Sở sẽ chuyển về nơi thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT trước đó.
Vì lý do trên em chủ động liên hệ với nơi mình nộp hồ sơ ĐKDT trước đó để nhận giấy báo nhé.
- Em vừa kết thúc kì thi tốt nghiệp và chuẩn bị thi đại học vào tháng 7 này. Sau khi thi tốt nghiệp xong không may em đã làm mất thẻ dự thi tốt nghiệp. Em nghe nói cần phải có thẻ dự thi thì mới có thể nhận được kết quả thi. Liệu em có thể dùng CMND thay thế được không? Mất thẻ dự thi như vậy có ảnh hưởng gì đến việc lấy bằng tốt nghiệp không? ([email protected])
Em không cần phải lo lắng. Trên thực tế thì kết quả thi sẽ được dán tại trường THPT mà em theo học nên em không cần phải xuất trình giấy tờ gì để xem nó.
Sau khi công bố điểm thi các trường THPT sẽ cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho những thí sinh đã đỗ. Để nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời em chỉ cần xuất trình các giấy tờ tuỳ thân cần thiết như Thẻ học sinh, chứng mình thư, thẻ dự thi…
Như vậy có thể nói việc mất thẻ dự thi không ảnh hưởng đến việc em nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cũng như bằng tốt nghiệp THPT sau này.
- Nếu em đủ điểm vào trường theo điểm vào trường của trường nhưng không đủ điểm vào khoa em đã đăng ký thì em có được xét sang các khoa khác của trường không? ([email protected])
Em nên lưu ý, đối với các trường xây dựng điểm chuẩn theo hình thức điểm sàn theo khối kết hợp với điểm chuẩn ngành thì em hoàn toàn có cơ hội thực hiện như điều em nêu ở trên.
Tuy nhiên đối với các trường lấy điểm chuẩn theo ngành thì em không có quyền này. Nghĩa là đăng ký dự thi ở ngành nào chỉ được xét tuyển ở ngành đó. Nếu không đủ điểm vào ngành đăng ký thì đồng nghĩa là trượt NV1.
Ngày | Buổi | Bài thi/ Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp | Thời gian làm bài | Giờ phát đề thi cho thí sinh | Giờ bắt đầu làm bài | |
24/6 | Sáng | 08 giờ: Họp cán bộ làm công tác coi thi tại điểm thi | ||||
Chiều | 14 giờ: Thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin ĐKDT (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, lịch thi | |||||
25/6 | Sáng | Ngữ Văn | 120 phút | 7 giờ 30 | 7 giờ 35 | |
Chiều | Toán | 90 phút | 14 giờ 20 | 14 giờ 30 | ||
26/6 | Sáng | Bài thi KHTN | Vật Lý | 50 phút | 7 giờ 30 | 7 giờ 35 |
Hoá Học | 50 phút | 8 giờ 30 | 8 giờ 35 | |||
Sinh Học | 50 phút | 9 giờ 30 | 9 giờ 35 | |||
Chiều | Ngoại ngữ | 60 phút | 14 giờ 20 | 14 giờ 30 | ||
27/6 | Sáng | Bài thi KHXH | Lịch sử | 50 phút | 7 giờ 30 | 7 giờ 35 |
Địa lý | 50 phút | 8 giờ 30 | 8 giờ 35 | |||
Giáo dục công dân | 50 phút | 9 giờ 30 | 9 giờ 35 | |||
Chiều | Dự phòng |