Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
No Result
View All Result
Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
Trang chủ Kỳ thi THPT

Hãy tin vào sự lựa chọn đầu tiên khi khoanh đáp án bài thi trắc nghiệm

24/06/2018
Hãy tin vào sự lựa chọn đầu tiên khi khoanh đáp án bài thi trắc nghiệm
Chia sẻ trên FacebookTweet trên TwitterChia sẻ trên Google

Có thể bạnquan tâm

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

Chọn con tim hay là nghe lý trí? Có khi nào nghĩ lại, bạn thấy đáp án A đúng hơn nhưng trái tim đã mách bảo B. Vậy biết khoanh vào ô nào đây? Một nhà tâm lí học nọ đã hé lộ chiến thuật có-vẻ-dùng-được, bạn thử xem.

Đúc kết từ kinh nghiệm nhiều năm chinh chiến, có một lời truyền miệng rất được học trò tin tưởng – đó là hãy tin vào sự lựa chọn đầu tiên của mình. Lần đầu tiên thấy nó đúng nghĩa là nó… sẽ đúng, hễ dại dột ngồi sửa lại thì sai đừng hỏi! Nhận định này cũng được cư dân mạng nhiệt tình hưởng ứng.

Nhiều bình luận cho rằng “một khi đã khoanh, xin đừng sửa lại”!

Thế nhưng tâm lí học lại nói lựa chọn đầu tiên không đáng tin cậy như chúng ta vẫn tưởng. Tiến sĩ Justin Couchman – làm việc tại trường Albright College, Mỹ – cho biết chọn đáp án theo trực giác ban đầu không bảo đảm độ chính xác cao.

Bởi có một thứ gọi là “endowment bias” (sự thiên vị vốn có) sẽ khiến chúng ta dễ chủ quan, dính chặt vào suy nghĩ đầu tiên hiện ra trong đầu mà không quan tâm đến những chi tiết khách quan khác. Kết quả là chọn sai.

Để chứng minh cho nhận định này, Couchman tiến hành 2 thử nghiệm nhỏ. Trong thử nghiệm 1, ông cho cả lớp cao đẳng làm một bài kiểm tra lấy điểm thật. Họ được yêu cầu ghi chú lại đối với từng câu hỏi là mình biết chắc hay chỉ đoán mò, và liệu họ có sửa lại đáp án ban đầu hay không.

Kết quả, nhìn chung nếu sinh viên thay đổi đáp án thay vì chỉ khư khư giữ lấy lần khoanh đầu tiên, khả năng chính xác sẽ tăng cao hơn!

Đến thí nghiệm thứ hai, mỗi câu hỏi có năm lựa chọn A, B, C, D, E. Tiến sĩ Couchman yêu cầu sinh viên KHÔNG thay đổi câu trả lời của mình.

Nhưng sau đó, họ sẽ phải cho từ 1 đến 5 sao với từng đáp án, dựa trên cảm nhận đáp án nào có khả năng đúng cao nhất.

Ví dụ, nếu bạn thấy A có vẻ đúng nhất thì cho 5 sao, câu B rõ ràng sai bét nhè thì cho nó 1 sao. Kết quả, đáp án nào mà học sinh cho 5 sao thì đó đa số là những lựa chọn chính xác nhất.

Từ hai thử nghiệm trên và nhiều quan sát khác, tiến sĩ Couchman đã rút ra “chiến lược” sau:

– Chọn một đáp án mà bạn nghĩ là đúng ngay sau khi xong đọc câu hỏi.

– Suy nghĩ lần nữa và chấm sao cho mỗi đáp án dựa vào khả năng chính xác của nó.

– Nếu đáp án ban đầu được 4-5 sao, hãy giữ nguyên. Nếu không thì chọn cái khác đi.

Cách thức hoạt động của chiến lược này như sau.Lần đầu tiên, bạn chọn đáp án nhờ hiểu biết và trực giác. Sau đó, bạn đánh giá lại cảm nhận của mình với từng đáp án một. Đây là quá trình tự đánh giá bản thân, một hình thức “metacognition” (nhận thức về cái nhận thức, suy nghĩ về sự suy nghĩ).

Cuối cùng, bạn xem trực giác và sự nhận thức của mình đã có điểm chung nào với nhau, rồi quyết định chốt câu trả lời. Việc này sẽ đem lại cho bạn khả năng đúng cao hơn so với “lời đồn” cứ khoanh đáp án đầu tiên và đừng bao giờ sửa lại!

Dĩ nhiên, khi thi trắc nghiệm, chẳng ai đủ thời gian chấm sao cho từng câu hỏi. Nhưng biết đâu bạn sẽ cần cho một câu nào đó mà mình quyết “ăn thua đủ”, một lần khoanh quyết định thắng thua thì sao?

Mặt khác, chiến lược của nhà tâm lí Couchman đã cho thấy việc dò lại đáp án không bao giờ là thừa. Đừng quá mù quáng tin vào trực giác của bản thân kẻo có ngày nó phản chủ bất ngờ đấy!

Xem thêm: Bí kíp chống liệt môn hóa

Tags: bí quyết đạt điểm caoKỳ thi THPT 2018

Bài viết liên quan

Tổng hợp 190 mã tổ hợp xét tuyển khối thi đại học chính quy 2018
Kỳ thi THPT

Tổng hợp 190 mã tổ hợp xét tuyển khối thi đại học chính quy 2018

18/10/2018
Điểm chuẩn Đại Học 2018 biến động như thế nào?
Điểm chuẩn

Điểm chuẩn Đại Học 2018 biến động như thế nào?

08/08/2018
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018
Kỳ thi THPT

Lưu ý khi chuẩn bị Hồ sơ nhập học Đại học 2018

02/08/2018
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018
Kỳ thi THPT

Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

02/08/2018
Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn
Điểm chuẩn

Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

30/07/2018
Khối ngành Kinh doanh và Quản lý có số lượng NV nguyện vọng đăng ký nhiều nhất
Kỳ thi THPT

Khối ngành Kinh doanh và Quản lý có số lượng NV nguyện vọng đăng ký nhiều nhất

30/07/2018
Bài tiếp theo
Nhiều thí sinh quên CMTND và vẫn thắc mắc việc mang theo điện thoại khi đến làm thủ tục dự thi

Đề thi phân hóa cao, học sinh có lực học trung bình vẫn có thể đỗ tốt nghiệp.

Bí kíp làm bài trắc nghiệm môn Sinh

Bí kíp làm bài trắc nghiệm môn Sinh

  • Xem nhiều
  • Bình luận
  • Mới nhất
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

02/08/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

23/06/2018
Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

30/07/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

23/06/2018
đề thi môn ngữ văn thpt 2018

Đáp án đề thi Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2018

Sai lầm thường gặp và cách tránh bẫy trong bài thi trắc nghiệm Vật lý

[Tổng Hợp] Đáp án tham khảo 24 mã đề Toán THPT Quốc Gia 2018

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

09/12/2021
NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

29/10/2021
NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

07/10/2021
Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

06/10/2021

Tìm theo tag

bí quyết đạt điểm caochấm thidu họcdu học Australiadu học CanadaDu học Mỹdu học sinhdu học Đứcgian lận thi cửhà nộiHọc bổnghọc phíhọc sinhkinh nghiệm du họckỳ thi lớp 10Kỳ thi THPT 2018kỳ thi THPT quốc gialưu ýTAGthi THPT quốc giathi THPT quốc gia 2019thi THPT quốc gia năm 2019thi vào lớp 10thi đại họcthí sinhTP HCMtuyen sinhTuyển sinh 2018tuyển sinh 2019tuyển sinh lớp 10tuyển sinh đại họctuyển sinh đại học 2019tuyển sinh đại học năm 2019xét tuyểnĐiểm chuẩn 2018điều chỉnh nguyện vọngđiểm chuẩnđiểm sànđiểm sàn xét tuyểnđiểm thiđiểm thi THPT quốc giađáp ánđại họcđề thiđề thi trắc nghiệm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu Vietego
  • Xem điểm thi
  • Liên hệ
Liên hệ quảng cáo 0915116244

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Thông tin hỗ trợ
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.