Sau khi thí sinh hoàn thành môn thi cuối cùng của kỳthi THPT quốc gia2018, các Sở GD-ĐT đã bắt đầu chấm thi.
Đềthi THPT quốc gia2018 dài và khó
Đề thi có sự không thống nhất về dạng câu trắc nghiệm khách quan giữa các môn thành phần trong các tổ hợp thi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Hiện tại có 2 dạng câu trắc nghiệm khách quan:
Dạng 1 là câu trắc nghiệm khách quan chỉ có 1 đáp án đúng.
Ví dụ:Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua.
Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 54% số cây thân cao, quả ngọt. Biết rằng 1 không xảy ra đột biến. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong số các cây thân thấp, quả ngọt ở F , có 3/7 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
B. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
C. F1 có tối đa 9 loại kiểu gen.
D. F1 chỉ có một loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, quả chua.
Dạng 2 là câu trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn.
Ví dụ:Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toàn.
Cho hai cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng (P) giao phấn với nhau, thu được F có 1% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng.
Cho 1 biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F , tỉ lệ cây đồng hợp tử về cả 3 cặp gen bằng tỉ lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen.
II. Ở F , có 13 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng.
III. Nếu hai cây ở P có kiểu gen khác nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. IV. Ở F , có 18,5% số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng.
A. 1. B. 4 C. 2 D. 3
Hai ví dụ này được dẫn từ câu 107 và 112, mã đề 201, môn Sinh học thuộc tổ hợp thi khoa học tự nhiên năm 2018.
Dạng 1 chỉ có 1 đáp án đúng nên thí sinh chỉ cần giải 1 lần, nếu may mắn có đáp án là câu A thì thí sinh không cần phải giải các câu B, C, D nữa.
Dạng 2 buộc thí sinh phải giải tất cả các phát biểu I, II, III, IV từ đó mới biết có bao nhiêu phát biểu đúng.
Như vậy về nguyên tắc, đây là 4 câu trắc nghiệm khách quan nhỏ ở trong 1 câu trắc nghiệm khách quan lớn. Do đó thời gian để giải 1 câu dạng này phải dài hơn, độ khó cao hơn.
Nếu đề thi một môn thành phần mà có tới 20 câu như thế thì nghĩa là thí sinh phải giải số câu lớn hơn nhiều so với 40 câu như ta thấy trong môn thi thành phần.
Trong đề thi THPT quốc gia 2018, trong tổ hợp thi khoa học tự nhiên, môn Vật lý không có câu trắc nghiệm khách quan nào dạng 2, môn Hóa học chỉ có 5/40 câu thuộc dạng 2, còn môn Sinh học có tới 20/40 câu.
Ở tổ hợp thi khoa học xã hội, tất cả các câu trắc nghiệm khách quan ở các môn thành phần đều thuộc dạng 1.
Điều đó cho thấy việc ra bao nhiêu câu trắc nghiệm khách quan dạng 2 trong một môn thành phần đã không được Bộ GD-ĐT quy định mà phụ thuộc vào ý đồ của thầy, cô ra đề thi THPT quốc gia.
Do đó nếu một môn thành phần có quá nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng 2 như đã xảy ra ở môn Sinh học, mà thời gian làm bài vẫn chỉ là 50 phút, thì quả là khó khăn cho thí sinh và tạo ra sự không công bằng nếu thí sinh chọn khối xét tuyển đại học là khối B có môn thành phần là môn Sinh học.
Đa số giáo viên đều dự đoán:điểm thi THPT quốc gianăm nay sẽ thấp hơn năm ngoái vì đề thi quá khó. Thậm chí với đề toán, nhiều giáo viên còn nói bản thân không thể “giải quyết” trong 90 phút.
Tình trạng trên xảy ra tương tự với tổ hợp KHTN. Thầy Đoàn Xuân Hiển, người có kinh nghiệm luyện thi môn vật lý nhiều năm ở TP.HCM, cho rằng: “Với đề thi vật lý năm nay, trong 50 phút tôi chỉ giải được 35/40 câu của đề thi. Tùy theo mã đề, mỗi đề thi vật lý có khoảng 3-5 câu rất lạ, dài và khó.
Để giải hoàn chỉnh, mỗi câu khó như vậy cần ít nhất 15 phút. Thế nên, tôi dự đoán phổ điểm môn vật lý năm nay sẽ là 4-5-6 vì đề thi có khoảng 30 câu thuộc dạng cơ bản, số thí sinh đạt điểm 7, 8 sẽ ít hơn năm trước. Riêng điểm 9, 10 sẽ rất hiếm”.
Thầy Nguyễn Duy Hiếu, giáo viên toán Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), dự đoán: “Điểm thi môn toán năm nay sẽ thấp hơn năm trước. Phổ điểm chỉ dừng ở mức 5-6 là chủ yếu. Những học sinh giỏi có thể đạt được 8 điểm nhưng điểm 9 và 10 sẽ không nhiều”.
Ở môn sinh, cô Đặng Thị Yến – giáo viên môn sinh, hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) – nhận định: “Đề thi không khó nhưng dài quá, thí sinh không thể nào làm kịp trong thời gian cho phép nên chắc chắn phải đánh “lụi” vài câu. Số thí sinh đạt từ 8 điểm trở lên năm nay sẽ ít hơn năm trước”.
Tương tự ở môn hóa, thầy Phan Trọng Quý, giáo viên môn hóa Trường trung học Thực hành – ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng: “Sẽ không có “cơn mưa” điểm 10 như năm trước. Muốn đạt từ 8 điểm trở lên thí sinh phải có quá trình rèn luyện, giải đề rất nhiều. Thế nên, năm nay sẽ có rất nhiều thí sinh đạt điểm 5, 6 nhưng mức điểm cao hơn thì không nhiều”.
Thậm chí, nhiều giáo viên ở TP.HCM còn cho rằng những thí sinh đạt 10 điểm môn toán, lý, hóa, sinh là do may mắn, bởi: “Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm giải đề thi mấy chục năm như chúng tôi mà làm còn không kịp thời gian.
Xét về mặt mục tiêu, đề thi các môn KHTN năm nay không đáp ứng được yêu cầu thứ hai của kỳ thi THPT quốc gia: phân hóa thí sinh để xét tuyển vào ĐH.
Lý do: tất cả các môn KHTN đều thi trắc nghiệm, khi thí sinh làm bài không kịp thời gian, các em sẽ đánh cầu may. Và điểm số cuối cùng là hên xui. Sẽ có tình trạng thí sinh yếu hơn nhưng điểm lại cao hơn” – một giáo viên môn vật lý ở quận 5 nhận xét.
Các môn KHXH: sẽ ít điểm 8 trở lên
Theo nhiều giáo viên dạy văn tại Hà Nội thì đề văn năm nay tuy tạo hứng khởi cho học sinh nhưng sẽ ít điểm 8 trở lên so với năm trước.
Theo cô Hà Thanh – giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội), phần văn học đòi hỏi học sinh nắm chắc tác phẩm, đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả và các yếu tố thời đại chi phối đến tác phẩm tạo nên “hiện thực” qua các tác phẩm. Từ đó học sinh mới có thể đánh giá so sánh.
Nếu không nắm kỹ tác phẩm và hiểu cách ra đề, nhiều thí sinh sẽ rơi vào lan man, không đủ thời gian làm bài.
Cô Kim Anh, giáo viên dạy văn Trường Phan Huy Chú (Hà Nội), cho rằng ở phần đọc hiểu có những câu rất “cơ bản” để học sinh có điểm. Nhưng câu hỏi mở muốn có điểm tối đa không dễ “chém gió” như các đề tài cuộc sống trong các đề thi năm trước. Điểm 9, 10 sẽ rất hiếm là nhận xét của các giáo viên.
Ở môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân cũng tương tự. Theo cô Châu Loan – Trường Phan Huy Chú (Hà Nội), để có điểm 6-7 ở phần địa lý không khó.
Thí sinh biết khai thác atlat, phân tích biểu đồ… sẽ dễ dàng có điểm mà không cần phải ghi nhớ kiến thức. Đây là những câu “cộng điểm” cho thí sinh. Nhưng khoảng 40% số câu hỏi bắt đầu khó.
“Điểm 6-7 sẽ nhiều. Điểm 8 cũng không hiếm nhưng so với năm trước thì chắc điểm 9, 10 sẽ không nhiều” – cô Châu Loan nói. Môn giáo dục công dân cũng được nhận định phổ điểm tương tự. Cô Trần Thị Quyến, giáo viên Trường THPT Kim Liên (Hà Nội), dự đoán phổ điểm sẽ chụm ở 6-8 điểm.