Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
    • Thông tin hỗ trợ
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác
No Result
View All Result
Điểm Thi NEWS
No Result
View All Result
Trang chủ Kỳ thi THPT

Có nên xem xét bỏ kỳ thi THPT quốc gia 2 trong 1

Nhiều lãnh đạo đại học kiến nghị cải tổ kỳ thi THPT

20/07/2018
Có nên xem xét bỏ kỳ thi THPT quốc gia 2 trong 1
Chia sẻ trên FacebookTweet trên Twitter

Có thể bạnquan tâm

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

Không tin tưởng việc chấm thi ở địa phương, lãnh đạo nhiều đại học cho rằng Bộ Giáo dục nên tổ chức chấm, tiến tới bỏ thi THPT quốc gia.

Xem dự báo điểm chuẩn Đại học và Hồ sơ gợi ý chọn trường 2018

Mất lòng tin về công tác chấm thi

Tại Hà Nội, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Thủy lợi Nguyễn Tuấn Anh cho biết, từ báo cáo của cán bộ trường tham gia coi thi ở Thanh Hóa và đồng nghiệp trường khác, ông yên tâm công tác thi THPT quốc gia được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, sau việc gian lận chấm thi ở Hà Giang và những nghi vấn về điểm cao bất thường ở tỉnh khác, ông mất lòng tin vào công tác chấm thi.

Giải pháp trước mắt cho kỳ thi THPT quốc gia với mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, theo ông Tuấn Anh là chuyển khâu chấm thi cho đại học, hoặc Bộ Giáo dục trực tiếp làm. Về lâu dài, Bộ nên giao việc xét tốt nghiệp THPT cho địa phương, xét tuyển đại học cho các trường. Tuy nhiên, cần có cách làm khác trước đây vì nếu mỗi đại học tổ chức một kỳ thi riêng sẽ vất vả cho thí sinh, phụ huynh khi phải dự thi nhiều lần, tốn kém chi phí, thời gian đi lại, ăn ở.

Lãnh đạo một đại học lớn ở Hà Nội cho rằng sự việc ở Hà Giang và một số tỉnh có dấu hiệu bất thường rất khó chấp nhận. Bộ Giáo dục đã phản ứng chậm trước những dấu hiệu bất thường sau khi công bố điểm thi. Lẽ ra, Bộ phải tiên phong kiểm tra và phát hiện, không đợi dư luận lên tiếng mới chạy theo.

“Tiêu cực ở Hà Giang đã bộc lộ một lỗ hổng lớn của kỳ thi THPT quốc gia mà nếu duy trì thế này thì không trường nào dám sử dụng kết quả để tuyển sinh. Yếu tố kỹ thuật ở kỳ thi hạn chế khi chuyển dữ liệu trắc nghiệm sang file dạng text chứ không phải dạng ảnh, yếu tố giám sát chưa chặt chẽ”, ông phân tích.

Theo ông, kỳ thi THPT quốc gia trong năm sau nếu được duy trì phải trả về cho các đại học chủ trì hoặc thành lập trung tâm khảo thí để tổ chức, giám sát và chấm thi. Việc giao hẳn cho tỉnh tổ chức kỳ thi này rõ ràng đã bộc lộ hạn chế.

Tại TP HCM, trưởng phòng đào tạo một đại học top trên cho rằng, tiêu cực ở Hà Giang sẽ khiến các trường nhìn lại phương án tuyển sinh của mình, không được quá phụ thuộc vào kỳ thi THPT quốc gia. Các đại học phải có ít nhất một phương án tuyển sinh bằng kỳ thi hoặc những tiêu chí riêng, bên cạnh kết quả thi THPT quốc gia và học bạ, để chọn được thí sinh phù hợp.

Là người tham gia tổ chức thi THPT quốc gia ở các tỉnh nhiều năm, trưởng phòng đào tạo này khẳng định công tác coi thi ở các địa phương là nghiêm túc. Kẽ hở của kỳ thi này là khâu chấm thi, mà nguyên nhân chính là người tham gia không tuân thủ quy định.

“Bất cứ hành động nào liên quan đến bài thi đều có nhiều thành phần giám sát, tại sao ở Hà Giang một mình ông Lương thực hiện hành vi sửa điểm trót lọt như vậy? Rõ ràng đây là yếu tố con người, giám sát không chặt chẽ thì tiêu cực chắc chắn xảy ra”, ông nhận định.

Nên xem xét bỏ kỳ thi THPT quốc gia 2 trong 1

Với gần 20 năm kinh nghiệm dạy học và làm thi, giảng viên một đại học ở Hà Nội cho rằng, Bộ Giáo dục cần trả kỳ thi tốt nghiệp về cho các tỉnh thành ngay sau mùa thi. Không vì tiêu chí công nhận tốt nghiệp THPT mà Bộ ôm đồm kỳ thi “2 trong 1” ít hiệu quả, khi chỉ để tìm ra 2-3% học sinh rớt tốt nghiệp.

Theo ông, chất lượng giáo dục ở bậc THPT không thể cào bằng mà có sự phân tầng, xếp hạng và tự chịu trách nhiệm về đầu ra. Muốn vậy, ngành giáo dục cần có bảng xếp hạng các trường THPT, công khai thông tin phổ điểm và xếp hạng theo lớp, học sinh và giáo viên. Việc xếp hạng và công khai xếp hạng sẽ làm cho giáo viên THPT bớt cả nể khi đánh giá học trò. Nghĩa là nếu kết quả của học sinh cao nhưng so sánh phổ tương quan lại thấp thì giáo viên sẽ bị xem xét trách nhiệm và đánh giá lại năng lực.

Về tuyển sinh đại học, theo giảng viên này, giao hẳn để các trường tự chủ là giải pháp tốt nhất ngăn ngừa tiêu cực. Khi các đại học tự chủ được đề thi và việc coi thi, họ phải có trách nhiệm hơn với đầu vào của mình, tiêu cực kiểu như kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi khó có thể xảy ra. Bộ có ban đề thi, các trường hoặc nhóm trường đặt hàng theo tiêu chí riêng để nhận được một gói đề theo yêu cầu và bốc thăm ngẫu nhiên.

TS Lê Văn Út (Trưởng phòng Quản lý phát triển khoa học công nghệ, Đại học Tôn Đức Thắng, TP HCM) cho rằng, Bộ Giáo dục nên xem lại độ khách quan, công bằng của kỳ thi THPT quốc gia nếu giao toàn bộ cho địa phương chủ trì như hai năm qua.

Về ngắn hạn, kỳ thi THPT quốc gia nếu tiếp tục diễn ra thì Bộ nên giao tỉnh thành và các đại học phối hợp tổ chức, coi thi, nhưng đến khâu chấm thi, Bộ cần chủ trì. Bộ có thể tổ chức bằng cách lập ra các cụm đại học và giao trách nhiệm chấm thi cho các trường này. Việc đại học chấm thi sẽ tăng tính khách quan và giảm thiểu nhiều tiêu cực.

“Về lâu dài, Bộ Giáo dục cần xem xét việc nên hay không duy trì kỳ thi THPT quốc gia 2 trong 1 như hiện nay. Nếu không khả thi và hiệu quả nữa, hãy để các đại học tự chủ tuyển sinh bằng cách riêng của mình và để họ tự chịu trách nhiệm về chất lượng đầu ra”, ông Út đề xuất.

PGS Nguyễn Thiện Tống (nguyên giảng viên Đại học Bách khoa TP HCM) cho rằng sự việc ở Hà Giang cho thấy hạn chế rõ rệt của kỳ thi THPT quốc gia 2 trong 1 khi mục tiêu không thành. Việc nâng điểm ở Hà Giang quá lộ liễu, mức điểm được nâng quá cao, từ đó mới bị nghi ngờ, điều tra và phát hiện. “Với những hành vi gian dối ở mức độ nhẹ hơn, người ta chỉ nâng 1-2 điểm để từ kém lên trung bình, liệu có bị phát hiện?”, ông đặt câu hỏi.

Theo ông, nếu tiếp tục duy trì kỳ thi THPT quốc gia 2 trong 1 như hiện nay, cần kết hợp kết quả kỳ thi này với quá trình học tập ít nhất là 3 năm THPT. Sự so sánh giữa một kỳ thi chung quốc gia với đánh giá của từng địa phương, vốn chưa đồng đều trên cả nước như hiện nay, là cần thiết.

Ngay một địa phương cũng cần hệ quy chiếu chất lượng học sinh giữa các trường. Chẳng hạn, học sinh trường chuyên đạt được 6 điểm có thể tương đương với điểm 8 ở một trường thường, trường top dưới. Đây là cách đánh giá được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng và Việt Nam nên học hỏi.

Theo ông Tống, nên trả việc công nhận tốt nghiệp THPT cho địa phương và trả kỳ tuyển sinh cho các đại học. Những giải pháp này theo ông nhìn chung đều có ưu, nhược riêng đã được mổ xẻ nhiều năm qua. “Mấu chốt của chuyện thi cử này là con người, chỉ cần một hay một nhóm người suy thoái, có mưu đồ toan tính sẽ phá hỏng tất cả. Gốc rễ để thay đổi và hạn chế tiêu cực là đổi mới từ chương trình học và phương pháp đánh giá học sinh”, ông nhận định.

Thí sinh điểm cao, học lực kém sẽ bị đào thải

Lãnh đạo một đại học lớn ở Hà Nội cho rằng, sự việc vừa qua làm mất lòng tin và chất lượng kỳ thi nhưng không quá ảnh hưởng đến chất lượng thí sinh của trường. Bởi với cách nâng điểm quá đà như Hà Giang, thí sinh dù trúng vào đại học lớn cũng không đủ sức theo học và bị đào thải. Thêm nữa, vùng tuyển sinh của trường nhiều năm nay là các tỉnh lân cận Hà Nội, vốn có chất lượng học sinh tốt và tổ chức kỳ thi nghiêm túc.

Trưởng phòng đào tạo một đại học top trên ở TP HCM cho rằng các tiêu chí khắt khe trong quá trình học tập sẽ đào thải sinh viên kém. Do đó, việc một thí sinh học lực kém nhờ nâng điểm để vào trường lớn, sớm muộn sẽ bộc lộ nên trường sẽ không lo ngại tuyển phải những em này.

Về những bất thường trong kết quả thi ở nhiều tỉnh thành, ông khẳng định điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tuyển sinh và chất lượng đào tạo của trường. Bởi những thí sinh được nâng điểm không ở diện rộng, mà chỉ tập trung ở một số cá nhân nào đó. Không thể nhìn vào một nhóm người để nghi ngờ chất lượng của thí sinh địa phương đó hay cả nước.

Tags: Hà Gianghà nộiKỳ thi THPT 2018thi ĐHxét tuyển

Bài viết liên quan

Trút ‘gánh nặng’ vì bỏ một bài thi vào lớp 10
Kỳ thi Lớp 10

Trút ‘gánh nặng’ vì bỏ một bài thi vào lớp 10

18/04/2020
Hà Nội tuyển bổ sung học sinh vào trường chuyên
Kỳ thi Lớp 10

Hà Nội tuyển bổ sung học sinh vào trường chuyên

17/12/2019
Kỳ thi đánh giá năng lực tại ĐH Quốc gia TP.HCM. Ảnh minh hoạ
Kỳ thi THPT

Năm 2020, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức hai đợt thi đánh giá năng lực

26/11/2019
Nam sinh suýt trượt Đại học Ngoại thương dù thừa điểm
Kỳ thi THPT

Nam sinh suýt trượt Đại học Ngoại thương dù thừa điểm

23/08/2019
Nam sinh suýt trượt Đại học Ngoại thương
Kỳ thi THPT

Nam sinh suýt trượt Đại học Ngoại thương

23/08/2019
Hai thí sinh bị ‘trượt oan’ sẽ được xét tuyển
Kỳ thi THPT

Hai thí sinh bị ‘trượt oan’ sẽ được xét tuyển

20/08/2019
Bài tiếp theo
Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp ĐH Ngoại Thương TP.HCM 2018

Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp ĐH Ngoại Thương TP.HCM 2018

Các trường ĐH top đầu lo ngại chất lượng đầu vào

Các trường ĐH top đầu lo ngại chất lượng đầu vào

  • Xem nhiều
  • Bình luận
  • Mới nhất
Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

Cách viết Sơ yếu lý lịch Hồ sơ nhập học đại học 2018

02/08/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Vật lý

23/06/2018
Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

Danh sách các trường ĐH đã công bố điểm chuẩn

30/07/2018
Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

Bí kíp đánh lụi trắc nghiệm môn Hóa

23/06/2018
đề thi môn ngữ văn thpt 2018

Đáp án đề thi Ngữ Văn kỳ thi THPT quốc gia 2018

Sai lầm thường gặp và cách tránh bẫy trong bài thi trắc nghiệm Vật lý

[Tổng Hợp] Đáp án tham khảo 24 mã đề Toán THPT Quốc Gia 2018

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý 6 lỗi cơ bản khi làm bài trắc nghiệm để tránh mất điểm oan trong kì thi THPT Quốc gia

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Lưu ý khi ghi phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh năm 2022

09/12/2021
NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

NÓNG: TP.HCM dự kiến thời gian đi học lại cho học sinh cuối cấp

29/10/2021
NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

NÓNG: Dự kiến thời gian đi học lại của học sinh TP.HCM

07/10/2021
Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

Bộ GD công bố phương án thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH 2022

06/10/2021

Tìm theo tag

bí quyết đạt điểm caochấm thidu họcdu học Australiadu học CanadaDu học Mỹdu học sinhdu học Đứcgian lận thi cửhà nộiHọc bổnghọc phíhọc sinhkinh nghiệm du họckỳ thi lớp 10Kỳ thi THPT 2018kỳ thi THPT quốc gialưu ýTAGthi THPT quốc giathi THPT quốc gia 2019thi THPT quốc gia năm 2019thi vào lớp 10thi đại họcthí sinhTP HCMtuyen sinhTuyển sinh 2018tuyển sinh 2019tuyển sinh lớp 10tuyển sinh đại họctuyển sinh đại học 2019tuyển sinh đại học năm 2019xét tuyểnĐiểm chuẩn 2018điều chỉnh nguyện vọngđiểm chuẩnđiểm sànđiểm sàn xét tuyểnđiểm thiđiểm thi THPT quốc giađáp ánđại họcđề thiđề thi trắc nghiệm
  • Trang chủ
  • Giới thiệu Vietego
  • Xem điểm thi
  • Liên hệ
Liên hệ quảng cáo 0915116244

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kỳ thi THPT
    • Tiêu điểm
    • Điểm chuẩn
    • Thông tin hỗ trợ
    • Tuyển sinh
    • Luyện thi
  • Kỳ thi Lớp 10
  • Du học
  • Tin giáo dục khác

© 2018 Điểm Thi NEWS - Sản phẩm của Vietego.